Đak Pơ: Nơi ươm mầm tài năng điền kinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Huyện Đak Pơ được xem là nơi ươm mầm những tài năng điền kinh ở Gia Lai. Từ năm 2003 đến nay, tại những giải đấu quy mô cấp tỉnh, các vận động viên (VĐV) huyện này luôn giành được thứ hạng cao. Đak Pơ cũng đóng góp cho thể thao thành tích cao của tỉnh nhiều VĐV tài năng.
Đak Pơ là địa phương thành công nhất tỉnh trong việc xây dựng phong trào tập luyện môn điền kinh. Nhiều năm qua, phong trào tập luyện điền kinh phát triển khắp buôn làng, trường học, cơ quan ở địa phương này, thu hút đông đảo người dân ở mọi lứa tuổi tham gia.
Chị Vi Thị Thơm-cán bộ Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Đak Pơ-chia sẻ: “Một số xã, trường học của huyện có phong trào tập luyện điền kinh sôi nổi như: Tân An, Cư An, Ya Hội, Hà Tam, thị trấn Đak Pơ, Trường THCS Chu Văn An, Trường Tiểu học và THCS Lương Thế Vinh… Chính vì vậy mà tại những giải đấu cấp tỉnh, huyện, các đơn vị này luôn có VĐV đạt giải cao”.
Thầy Nguyễn Dũng-giáo viên dạy Thể dục của Trường THCS Chu Văn An (xã Tân An) thông tin: “Cứ vào đầu năm học mới, nhà trường cho học sinh đăng ký môn thể thao yêu thích rồi sàng lọc các em có năng khiếu đưa vào đội tuyển của trường. Trong quá trình học, chúng tôi lựa chọn những em có khả năng vượt trội để đầu tư hướng dẫn thêm. Nhờ vậy mà những năm gần đây, khi tham gia các giải cấp tỉnh, huyện, nhất là ở môn việt dã, học sinh của trường luôn đạt thứ hạng cao. Qua đó cũng thúc đẩy phong trào luyện tập, thi đấu thể thao nói chung và điền kinh nói riêng ở trường”.
Các VĐV thi đấu tại Giải Việt dã truyền thống huyện Đak Pơ lần thứ 17 năm 2020. Ảnh: Thiên Di
Các VĐV thi đấu tại Giải Việt dã truyền thống huyện Đak Pơ lần thứ 17 năm 2020. Ảnh: Thiên Di
Môn điền kinh lan tỏa sâu rộng ở Đak Pơ như hiện nay một phần là nhờ hiệu ứng Giải Việt dã truyền thống của huyện. Qua 17 lần tổ chức, quy mô và chất lượng chuyên môn của giải được nâng lên rõ rệt. Tại các giải đấu cấp tỉnh, nhất là Giải Việt dã Báo Gia Lai, đoàn VĐV huyện Đak Pơ luôn có thứ hạng cao ở nội dung toàn đoàn.
Ông Phạm Thanh Hải-Giám đốc Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Đak Pơ-cho hay: “15 năm qua, chúng tôi đều cử VĐV thi đấu ở Giải Việt dã Báo Gia Lai và thường cạnh tranh vị trí nhất nhì với huyện Kbang, thị xã An Khê. Đặc biệt, trong 3 năm liên tiếp (2018-2020), huyện Đak Pơ đều giành giải nhất toàn đoàn hệ phong trào tại Giải Việt dã Báo Gia Lai. Đối với các giải điền kinh khác ở tỉnh, VĐV của Đak Pơ cũng giành được thứ hạng cao khi tham gia”.
2. Trao giải cho VĐV tại Giải Việt dã truyền thống huyện Đak Pơ lần thứ 17
Trao giải cho VĐV tại Giải Việt dã truyền thống huyện Đak Pơ lần thứ 17. Ảnh: Thiên Di
Với sự phát triển mạnh mẽ của môn điền kinh cả trên diện rộng và chiều sâu, huyện Đak Pơ đã đóng góp không ít tài năng cho thể thao thành tích cao tỉnh nhà như Nguyễn Quốc Duy (xã Cư An), Lê Văn Bình (thị trấn Đak Pơ), Nguyễn Thị Thùy Dung (xã Tân An). Trong số này, Thùy Dung là gương mặt nổi trội nhất.
Năm 2018, lần đầu tiên tham gia Giải Việt dã Báo Gia Lai, Thùy Dung đã gây bất ngờ khi cán đích đầu tiên ở nội dung 3 km nữ trẻ hệ phong trào. Sau giải, Thùy Dung được triệu tập vào đội tuyển điền kinh của tỉnh và thể hiện được sự tiến bộ vượt bậc về chuyên môn. Năm 2020, VĐV này đã xuất sắc giành huy chương vàng 5 km nữ chính hệ phong trào ở Giải Việt dã Báo Gia Lai; giành 2 huy chương bạc, 1 huy chương đồng tại Giải vô địch Điền kinh trẻ và các lứa tuổi trẻ quốc gia. Nhờ thành tích ấn tượng đó, đầu năm 2021, Thùy Dung đã được triệu tập lên đội tuyển trẻ của Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia Đà Nẵng.
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh-huấn luyện viên trưởng đội tuyển điền kinh trẻ thuộc Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia Đà Nẵng, Thùy Dung có tố chất trở thành VĐV thi đấu ở giải đỉnh cao. “Nếu em ấy nỗ lực rèn luyện thì có thể tiếp bước VĐV đàn chị là Nguyễn Thị Phương Trinh (huyện Kbang) thi đấu ở nội dung 42,195 km”-ông Nguyễn Tuấn Anh đánh giá. 
Trao đổi với chúng tôi, ông Ngô Gia Hùng-Phó Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh kiêm huấn luyện viên trưởng đội tuyển điền kinh Gia Lai-cho biết: “Đak Pơ là huyện mạnh về môn điền kinh. Tại các giải đấu cấp tỉnh, Đak Pơ, Kbang và An Khê thường cạnh tranh với nhau vị trí tốp 3 toàn đoàn. Từ năm 2005 đến nay, huyện này đã đóng góp cho tỉnh nhiều VĐV giỏi, trong đó có em Nguyễn Thị Thùy Dung. Đây là một gương mặt đầy triển vọng mang nhiều huy chương về cho thể thao nước nhà”.
THIÊN DI

Có thể bạn quan tâm

Tennis là một trong những môn thể thao bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự phát triển của pickleball. Ảnh: L.V.N

Pickleball “lấn sân” tennis

(GLO)- Pickleball đang có sự phát triển mạnh mẽ trong cả nước và Gia Lai cũng không ngoài cuộc. Môn thể thao mới này thậm chí còn “lấn sân” những môn thể thao truyền thống, đặc biệt là tennis.

Hàng năm, các giải thể dục-thể thao được địa phương tổ chức. Ảnh: K.P

Ia Nhin đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng

(GLO)- Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao, góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe, tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

(GLO)- Sau 2 lần tổ chức, Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” đã tạo nên thương hiệu trong làng việt dã. Cuối tuần này, 550 vận động viên (VĐV) sẽ tiếp tục chinh phục cung đường lên đỉnh Pờ Yầu (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Giải chạy hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

(GLO)- Từng là “cái nôi” của bóng chuyền dân tộc thiểu số nhưng sau đó, Krông Pa rơi vào khoảng trống về tài năng. Hiện nay, những người đam mê môn thể thao này vẫn âm thầm ươm tài năng trẻ với hy vọng vực dậy phong trào bóng chuyền nơi “chảo lửa”.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.