Đak Pơ huy động nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, huyện Đak Pơ, Gia Lai đã tập trung huy động các nguồn lực để phát triển hệ thống hạ tầng giao thông ở khu vực nông thôn. Đến nay, gần 90% số xã trên địa bàn huyện đã hoàn thành tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Hơn 1 tháng nay, người dân làng Môn (xã Yang Bắc) rất vui khi 2 nhánh đường giao thông nội làng dài 350 m được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Công trình này được Nhà nước đầu tư gần 400 triệu đồng để xây dựng. Tuy nhiên, để công trình đảm bảo chất lượng, phục vụ lâu dài việc đi lại, vận chuyển nông sản, người dân làng Môn đã tự nguyện đóng góp thêm kinh phí và ngày công lao động thi công. Nhờ sự cộng đồng trách nhiệm đó, công trình đã hoàn thành đúng tiến độ đề ra.

 

Người dân xã Tân An (huyện Đak Pơ) làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: L.A
Người dân xã Tân An (huyện Đak Pơ) làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: L.A

Từ khi công trình hoàn thành, người dân làng Môn không còn phải đi trên con đường lầy lội, trơn trượt như trước đây. Diện mạo nông thôn của làng hiện cũng trở nên khang trang, sạch đẹp hơn. Ông Đinh Văn Xuân-Trưởng thôn Môn, cho biết: “Người dân làng Môn rất vui khi con đường được hoàn thành. Con đường mới giúp bà con đi lại, vận chuyển hàng hóa, nông sản thuận tiện hơn nhiều so với trước. Điều này mở ra cơ hội cho người dân trong làng phát triển kinh tế, vươn lên ổn định cuộc sống…”.

Với nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, tiêu chí giao thông được xem là khó thực hiện. Thế nhưng, tại huyện Đak Pơ, nhờ định hướng đầu tư rõ ràng trong những năm qua, từ nguồn ngân sách của Trung ương, tỉnh và huyện cùng sự chung sức, chung lòng của nhân dân các dân tộc trên địa bàn, đến nay, gần 90% số xã của huyện đã hoàn thành tiêu chí giao thông trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Ông Nguyễn Trường-Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ, cho biết: “Đến thời điểm này, tất cả các tuyến đường đến trung tâm xã đều đã được kiên cố hóa; các đường nội làng cũng cơ bản được cứng hóa. Ngoài ra, với các trục đường giao thông nội đồng, huyện cũng đã có kế hoạch để triển khai đầu tư, nâng cấp theo từng năm. Chính vì vậy, việc phát triển hạ tầng giao thông nông thôn của huyện đã cơ bản đảm bảo Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Để có được kết quả đó, ngoài sự quan tâm đầu tư của các cấp từ Trung ương đến địa phương thì còn có sự đóng góp rất lớn của nhân dân về tiền của, đất đai, ngày công để cùng với chính quyền hoàn thành mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông nông thôn theo kế hoạch, chủ trương đề ra…”.

Qua tìm hiểu, trong năm 2017, toàn huyện Đak Pơ đã huy động được hơn 13,5 tỷ đồng từ các chương trình, nguồn vốn để thực hiện tiêu chí giao thông trong xây dựng nông thôn mới. Trong đó, nhân dân đóng góp hơn 3,9 tỷ đồng, hàng ngàn ngày công và hàng trăm mét vuông đất. Trong năm 2018, huyện Đak Pơ sẽ tiếp tục được đầu tư hơn 16,5 tỷ đồng để cứng hóa đường giao thông nông thôn trên địa bàn. Trong đó, vốn Nhà nước đầu tư hơn 13,8 tỷ đồng, còn lại là nguồn huy động nhân dân đóng góp. Hạ tầng giao thông tiếp tục được đầu tư xây dựng hoàn thiện, ngoài việc góp phần giúp người dân đi lại thuận tiện, đảm bảo an toàn giao thông thì còn tạo động lực giúp các xã phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Lê Anh

Có thể bạn quan tâm

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

(GLO)- Nông nghiệp xanh là xu hướng nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Điểm vượt trội của nông nghiệp xanh so với nông nghiệp truyền thống là tính bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Người dân nhận khoán bảo vệ rừng (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh) phát dọn thực bì. Ảnh: N.D

Giao khoán bảo vệ rừng: Lợi ích kép

(GLO)- Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị chủ rừng tại Gia Lai đẩy mạnh triển khai khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình sinh sống gần rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích kép khi công tác quản lý, bảo vệ rừng được siết chặt và người dân nhận khoán có thêm thu nhập.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Triển vọng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính

Triển vọng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính

(GLO)- Gần 3 năm qua, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 360 (xã Trang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã áp dụng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính. Bước đầu, mô hình đã mang lại lợi ích kép khi chanh dây đạt năng suất cao, cho thu hoạch quanh năm.