Đak Lak: Chồng giết vợ chôn xác và lời kể của thân nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Sau khi nghe tin Y Nơn thừa nhận tội giết vợ, gia đình nạn nhân đã tổ chức đám tang cho chị H’Rum.

Đồng thời, họ cũng cung cấp những thông tin bất ngờ về nghi can Y Nơn.

Người thân nghi can nói gì?


 

Nghi can Y Nơn tại trụ sở công an.
Nghi can Y Nơn tại trụ sở công an.


Vào ngày 23-7, người dân tại buôn M’lớt (xã Ea Bông, huyện Krông Ana, tỉnh Đak Lak) phát hiện một bộ xương người bị chôn sâu dưới đất nên trình báo cơ quan chức năng.

Đây là nơi Y Nơn H’Mốk (SN 1970) từng dựng nhà, sống chung như vợ chồng với chị H’Rum B’Krông (SN 1975).

Đến năm 2007, Y Nơn báo tin “vợ” mình mất tích rồi bán sạch nhà cửa, ruộng vườn đi Đak Nông làm thuê, ít khi trở về địa phương.

Thế nhưng, đúng ngày người dân buôn M’lớt phát hiện ra bộ xương dưới lòng đất, cũng là ngày Y Nơn trở về quê thăm mẹ. Nghi ngờ có uẩn khúc đằng sau bộ xương dưới lòng đất, Cơ quan Điều tra đã triệu tập Y Nơn đến làm việc.

Tại trụ sở Công an, Y Nơn thừa nhận, 10 năm trước mình đã giết vợ và đem xác chôn phía sau nhà.


 

Hiện trường nơi phát hiện bộ xương người.
Hiện trường nơi phát hiện bộ xương người.


Theo bà H’Nao H’Mốk (SN 1962, chị gái Y Nơn), thời trai trẻ, em mình đã hai lần ngồi tù vì phạm pháp. Sau đó, Y Nơn không tu chí làm ăn mà thường xuyên nhậu nhẹt.

Dù người thân đã nhiều lần khuyên can nhưng Y Nơn không nghe lời, thậm chí còn nhiều lần hành hung cả những người ruột thịt trong gia đình. “Tôi từng bị em đánh sưng mặt. Mỗi lần ăn cơm, thấy Y Nơn về là chúng tôi phải tản ra mỗi người một nơi”, người chị cho biết.

Cũng lời bà H’Nao, chán nản vì bản tính hung hãn, ngang tàng của Y Nơn, về sau gia đình đành “mặc kệ” cho người này muốn làm gì thì làm, không ai quan tâm. Đến năm 1997, khi Y Nơn đưa chị H’Rum về nhà giới thiệu, cả gia đình cũng chẳng để ý.

Sau đó, Y Nơn ra phần đất của gia đình gần cánh đồng buôn M’lớt dựng lều, sống chung với chị H’Rum.

Dù sống chung với nhau thời gian khá lâu nhưng “vợ chồng” Y Nơn không có con. Đến năm 2007, Y Nơn báo tin vợ mình bỏ đi vì cãi nhau. Một thời gian ngắn sau, Y Nơn bán sạch nhà cửa, ruộng vườn rồi bỏ đi làm thuê.

Bà H’Nao chia sẻ: “Bản tính Y Nơn cộc cằn, lại nghiện rượu nặng, gia đình tôi cứ nghĩ H’Rum chịu không nổi nên bỏ đi là thật. Ai ngờ, hôm 23-7, Y Nơn trở về thăm mẹ bệnh thì bị Công an mời lên làm việc. Cũng ngày hôm đó, tôi nghe tin em trai thừa nhận đã giết vợ mình, chôn xác vào vị trí mà người dân vừa tìm được bộ xương”.

Đám tang sau 10 năm con mất tích

Sau khi nghe tin Y Nơn thừa nhận tội giết vợ, gia đình nạn nhân đã tổ chức đám tang cho chị H’Rum.


 

Gia đình nạn nhân rất bức xúc khi biết chị H’Rum bị sát hại.
Gia đình nạn nhân rất bức xúc khi biết chị H’Rum bị sát hại.


Ngồi thẫn thờ trong đám tang con gái, bà H’Nuôl B’Krông (mẹ chị H’Rum) cho biết, chị H’Rum là con gái thứ 3 trong gia đình có 10 anh em. Do bị tật ở chân trái, đi lại khó khăn nên chị H’Rum luôn tự ti, mặc cảm với bản thân. Dù vậy, khi nghe con gái tính lấy Y Nơn làm chồng, cả nhà ai cũng phản đối. “Cả huyện này ai cũng biết Y Nơn là người xấu. Nó hung hãn, côn đồ và từng ra tù vào tội nên tôi và người thân không chấp nhận”, người mẹ trao đổi.

Cũng theo bà H’Nuôl, sau khi bị gia đình phản đối, chị H’Rum lặng lẽ theo Y Nơn về buôn M’lớt sinh sống. Thế nhưng, thi thoảng chị lại về nhà với bộ dạng tiều tuỵ, mặt mày sưng húp kể chuyện bị Y Nơn bạo hành.

Ngồi bên cạnh mẹ, chị H’Nuôl B’Krông (SN 1984, em gái nạn nhân) cho biết thêm, có lần chị H’Rum kể mình đã mang bầu nhưng bị Y Nao đánh đập, dẫn đến sẩy thai.

“Chị tôi còn kể bị Y Nơn chôn sống nhưng sau đó được tha. Nhiều lần, tôi khuyên chị về nhà nhưng chị không nghe lời. Trong suốt 10 năm qua, gia đình tôi đi tìm chị rất nhiều nơi nhưng không được. Nếu người dân không tìm được bộ xương dưới lòng đất, có lẽ sự thật cũng bị chôn vùi. Tôi mong sao pháp luật công minh, làm rõ mọi việc để xử lý Y Nơn nghiêm khắc, an ủi vong linh chị tôi nơi chín suối”, em nạn nhân bày tỏ.

Trần Nhân-Hải Dương (theo Infonet/nld)

Có thể bạn quan tâm

Lãnh đạo Báo Gia Lai thăm, chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lãnh đạo Báo Gia Lai thăm, chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

(GLO)- Nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), sáng 20-11, đồng chí Lương Văn Danh- Phó Tổng Biên tập Báo Gia Lai đã đến thăm, chúc mừng tập thể lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên Sở Giáo dục và Đào tạo, Trường Chính trị tỉnh.

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

(GLO)- Giám đốc Văn phòng khẩn cấp và phục hồi của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) Rein Paulsen trong phiên họp của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 12/11, cho biết “Ủy ban Đánh giá Nạn đói đã phát hiện ra khả năng cao là nạn đói đang xảy ra hoặc sắp xảy ra ở các khu vực phía bắc dải Gaza”.

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

(GLO)- Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11-2024 quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Mắt người già thật là... phức tạp

Mắt người già thật là... phức tạp

(GLO)- Ngày còn trẻ, tôi có tính hay bị “dị ứng” với những người mang kính. Nhưng đúng là “ghét của nào trời trao của nấy”, tuổi chưa đầy 50, tôi đã phải gắn bó với cặp kính. Mới đầu rất khó chịu, không có kính thì không thấy đường đọc, mà mang kính vào thì vướng víu đủ điều.