Đak Đoa ưu tiên nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) có tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 57,26%. Những năm gần đây, huyện ưu tiên các nguồn lực hỗ trợ các hộ nghèo người DTTS phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Trao “cần câu”

Ông Khyinh (làng Bia Tih, xã A Dơk) cho hay: Gia đình ông thuộc diện hộ nghèo, cuộc sống rất khó khăn. Do thiếu đất sản xuất nên ông phải làm thuê để có nguồn thu nhập trang trải cuộc sống gia đình. Thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của gia đình ông, năm 2020, xã hỗ trợ 1 con bò sinh sản.

Nhờ chăm sóc tốt, bò đã sinh được 2 bê con. Sau đó, ông bán bò mẹ và con bê để có tiền mua hơn 1 sào đất trồng rau cung cấp cho thương lái xã An Phú (TP. Pleiku) tạo nguồn thu nhập thường xuyên. Số tiền còn lại, ông mua thêm 1 con bò sinh sản. “Hiện nay, cuộc sống gia đình tôi ổn định hơn trước rất nhiều. Tôi sẽ chăm chỉ làm việc để vươn lên thoát nghèo”-ông Khyinh nói.

Anh Hên (bìa trái, làng Bia Tih, xã A Dơk) bên máy xay xát lúa gạo vừa được cấp. Ảnh: N.D

Anh Hên (bìa trái, làng Bia Tih, xã A Dơk) bên máy xay xát lúa gạo vừa được cấp. Ảnh: N.D

Tương tự, gia đình anh Hên cũng là hộ nghèo ở làng Bia Tih. Anh Hên bộc bạch: “Gia đình tôi không có đất sản xuất. Để có tiền trang trải cuộc sống, tôi phải đi làm thuê. Vừa qua, gia đình tôi được hỗ trợ 44 triệu đồng từ nguồn vốn phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Cộng với số tiền anh chị em trong gia đình hỗ trợ 30 triệu đồng, tôi xây dựng căn nhà mới. Trong quá trình làm nhà, dân làng còn giúp đỡ ngày công. Không những thế, gia đình còn được hỗ trợ thêm 10 triệu đồng để phát triển sản xuất. Đây là động lực để tôi cố gắng vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no trong những năm tới”.

Những năm qua, các chính sách an sinh xã hội ổn định cuộc sống cho người dân, nhất là đồng bào DTTS luôn được huyện Đak Đoa chú trọng. Chương trình giảm nghèo trong đồng bào DTTS được huyện lồng ghép với các chương trình, dự án khác. Đồng thời, huyện tập trung hỗ trợ và xây dựng các mô hình sinh kế phù hợp với điều kiện thực tế, từng bước giúp người dân vươn lên thoát nghèo.

Hướng đến sự bền vững

Lâu nay, cuộc sống của đồng bào DTTS chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, những năm gần đây, huyện tập trung hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, phân bón… cho người dân. Từ năm 2021 đến nay, huyện đã triển khai 1.528 ha lúa nước theo mô hình cánh đồng một giống tại 8 xã với các loại giống mới chất lượng cao như: ĐT100, J02, HN6. Hiện tại, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện tiếp tục nhân rộng 779 ha tại 5 xã: A Dơk, Kon Gang, Đak Krong, Hnol và xã Trang.

Cán bộ nông nghiệp xã Hà Bầu giúp hộ nghèo chăm sóc hồ tiêu trong mùa mưa. Ảnh: Nguyễn Diệp

Cán bộ nông nghiệp xã Hà Bầu giúp hộ nghèo chăm sóc hồ tiêu trong mùa mưa. Ảnh: Nguyễn Diệp

Bà Binh (làng Weh, xã Hà Bầu) kể: “Gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo. Năm 2021, gia đình được hỗ trợ giống lúa mới ĐT100. Sau khi tham gia lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây trồng, tôi áp dụng những kiến thức tiếp thu được để canh tác 2 sào lúa nước. Không những vậy, gia đình còn được hỗ trợ 1 máy bơm nước tưới cà phê. Đây là động lực giúp gia đình ổn định cuộc sống và phấn đấu thoát nghèo trong năm tới”.

Trao đổi cùng P.V, ông Đinh Ơng-Phó Chủ tịch UBND huyện-thông tin: Không chỉ hỗ trợ sinh kế, huyện còn hướng dẫn người dân vay vốn ưu đãi để phát triển các loại cây trồng chủ lực như: cà phê, hồ tiêu… Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV về giảm nhanh và bền vững tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2030, UBND huyện tập trung các nguồn lực hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển kinh tế bằng các mô hình hiệu quả.

“Thời gian tới, huyện triển khai các dự án thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 phù hợp với thực tế nhằm mang lại hiệu quả cao nhất giúp người dân được thụ hưởng từ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước góp phần giảm nghèo bền vững”-Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết.

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.