Đak Đoa: "Phụ nữ nói không với tín dụng đen"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao hiểu biết pháp luật cho hội viên phụ nữ; xây dựng các mô hình hỗ trợ vốn cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho chị em tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng của Nhà nước để phát triển kinh tế. Những hoạt động này giúp hội viên phụ nữ tránh rơi vào bẫy “tín dụng đen”.
Thời gian qua, ngoài việc vận động hội viên phụ nữ thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tích cực lao động sản xuất, tiết kiệm chi tiêu, Hội LHPN huyện Đak Đoa đã tích cực tư vấn, hỗ trợ chị em phụ nữ tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước. Mặt khác, các cấp Hội xây dựng các mô hình như: góp vốn xoay vòng, “Tiết kiệm từ 5 triệu đến 10 triệu đồng”, Quỹ tiết kiệm 5.000 đồng/hội viên/tháng... Đến nay, nguồn quỹ của các mô hình lên đến hơn 3,6 tỷ đồng để hỗ trợ hội viên phụ nữ.
Bà Ther-Chủ tịch Hội LHPN xã Glar-cho biết: Toàn xã có 1.950 hội viên sinh hoạt tại 9 chi hội thôn, làng. Nhiều năm qua, Hội LHPN xã đẩy mạnh tuyên truyền nhằm giúp hội viên hiểu rõ về hệ lụy của “tín dụng đen”. “Bên cạnh đó, Hội LHPN xã phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện tạo điều kiện cho chị em phụ nữ vay vốn phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Gần đây, Hội còn thành lập Câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với tín dụng đen” với 50 thành viên. Mục đích là nâng cao nhận thức cho hội viên phụ nữ về quản lý tài chính, chi tiêu trong gia đình và giúp chị em nhận diện các hình thức, thủ đoạn hoạt động phi pháp của “tín dụng đen”-bà Ther cho hay.
Đak Đoa: “Phụ nữ nói không với tín dụng đen” (GLO)- Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Đoa đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao hiểu biết pháp luật cho hội viên phụ nữ; xây dựng các mô hình hỗ trợ vốn cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho chị em tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng của Nhà nước để phát triển kinh tế. Những hoạt động này giúp hội viên phụ nữ tránh rơi vào bẫy “tín dụng đen”. Thời gian qua, ngoài việc vận động hội viên phụ nữ thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tích cực lao động sản xuất, tiết kiệm chi tiêu, Hội LHPN huyện Đak Đoa đã tích cực tư vấn, hỗ trợ chị em phụ nữ tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước. Mặt khác, các cấp Hội xây dựng các mô hình như: góp vốn xoay vòng, “Tiết kiệm từ 5 triệu đến 10 triệu đồng”, Quỹ tiết kiệm 5.000 đồng/hội viên/tháng... Đến nay, nguồn quỹ của các mô hình lên đến hơn 3,6 tỷ đồng để hỗ trợ hội viên phụ nữ. Bà Ther-Chủ tịch Hội LHPN xã Glar-cho biết: Toàn xã có 1.950 hội viên sinh hoạt tại 9 chi hội thôn, làng. Nhiều năm qua, Hội LHPN xã đẩy mạnh tuyên truyền nhằm giúp hội viên hiểu rõ về hệ lụy của “tín dụng đen”. “Bên cạnh đó, Hội LHPN xã phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện tạo điều kiện cho chị em phụ nữ vay vốn phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Gần đây, Hội còn thành lập Câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với tín dụng đen” với 50 thành viên. Mục đích là nâng cao nhận thức cho hội viên phụ nữ về quản lý tài chính, chi tiêu trong gia đình và giúp chị em nhận diện các hình thức, thủ đoạn hoạt động phi pháp của “tín dụng đen”-bà Ther cho hay. Tương tự, Hội LHPN xã A Dơk đã triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, thiết thực giúp hội viên phụ nữ phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, góp phần hạn chế tình trạng vay “tín dụng đen”. Bà Nguyễn Thị Định-Chủ tịch Hội LHPN xã-chia sẻ: Ngoài công tác tuyên truyền, vận động, Hội chú trọng giải ngân các nguồn vốn vay tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện kết hợp với xây dựng các mô hình góp vốn xoay vòng, tiết kiệm 5.000 đồng/hội viên/tháng, quỹ chi, tổ hội tại các thôn làng. Nhờ đó, nhiều hội viên phụ nữ đã có điều kiện phát triển sản xuất. “Từ nguồn vốn vay tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện và các nguồn quỹ tiết kiệm của Hội, hàng năm, xã có từ 15 đến 20 hội viên phụ nữ thoát nghèo. Riêng mô hình góp vốn xoay vòng và Quỹ tiết kiệm 5.000 đồng/hội viên/tháng đến nay, Hội đã tiết kiệm được hơn 568 triệu đồng giúp chị em phụ nữ tránh vay “nóng” bên ngoài”-bà Định thông tin. Chị Khei (làng Biă Tih, xã A Dơk) bộc bạch: “Từ khi có nguồn vốn tiết kiệm của Hội và nguồn vốn vay từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện, chị em trong làng đã chủ động được vốn để đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, không rơi vào cạm bẫy của hoạt động “tín dụng đen”. Trao đổi với P.V, bà Nay Danh Nam-Chủ tịch Hội LHPN huyện Đak Đoa-cho biết: Đến nay, Hội LHPN huyện đã thành lập 5 câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với tín dụng đen” với 150 thành viên tại các xã: Nam Yang, Glar, Đak Sơ Mei, Hneng và thị trấn Đak Đoa. Trong năm 2021, Hội cũng đã phối hợp Hội LHPN tỉnh tổ chức 10 buổi truyền thông pháp luật liên quan tới “tín dụng đen” với 570 lượt người tham gia. “Thời gian tới, Hội tiếp tục tăng cường hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội viên phụ nữ; vận động chị em tham gia phòng ngừa hoạt động “tín dụng đen”; phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và các tổ chức tín dụng của Nhà nước tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng phục vụ phát triển sản xuất. Đồng thời, Hội duy trì và nhân rộng hiệu quả các mô hình, câu lạc bộ… để góp phần phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương”-bà Nam cho biết thêm. R’Ô HOK Bà Ther-Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ xã Glar (bìa phải) tuyên truyền cho hội viên các tác hại của tín dụng đen. Ảnh: R'Ô HOK
Bà Ther-Chủ tịch Hội LHPN xã Glar (bìa phải) trao đổi với hội viên về tác hại của "tín dụng đen". Ảnh: R'Ô HOK
Tương tự, Hội LHPN xã A Dơk đã triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, thiết thực giúp hội viên phụ nữ phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, góp phần hạn chế tình trạng vay “tín dụng đen”. Bà Nguyễn Thị Định-Chủ tịch Hội LHPN xã-chia sẻ: Ngoài công tác tuyên truyền, vận động, Hội chú trọng giải ngân các nguồn vốn vay tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện kết hợp với xây dựng các mô hình góp vốn xoay vòng, tiết kiệm 5.000 đồng/hội viên/tháng, quỹ chi, tổ hội tại các thôn làng. Nhờ đó, nhiều hội viên phụ nữ đã có điều kiện phát triển sản xuất. “Từ nguồn vốn vay tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện và các nguồn quỹ tiết kiệm của Hội, hàng năm, xã có từ 15 đến 20 hội viên phụ nữ thoát nghèo. Riêng mô hình góp vốn xoay vòng và Quỹ tiết kiệm 5.000 đồng/hội viên/tháng đến nay, Hội đã tiết kiệm được hơn 568 triệu đồng giúp chị em phụ nữ tránh vay “nóng” bên ngoài”-bà Định thông tin.
Chị Khei (làng Biă Tih, xã A Dơk) bộc bạch: “Từ khi có nguồn vốn tiết kiệm của Hội và nguồn vốn vay từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện, chị em trong làng đã chủ động được vốn để đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, không rơi vào cạm bẫy của hoạt động “tín dụng đen”.
Trao đổi với P.V, bà Nay Danh Nam-Chủ tịch Hội LHPN huyện Đak Đoa-cho biết: Đến nay, Hội LHPN huyện đã thành lập 5 câu lạc bộ “Phụ nữ nói không với tín dụng đen” với 150 thành viên tại các xã: Nam Yang, Glar, Đak Sơ Mei, Hneng và thị trấn Đak Đoa. Trong năm 2021, Hội cũng đã phối hợp Hội LHPN tỉnh tổ chức 10 buổi truyền thông pháp luật liên quan tới “tín dụng đen” với 570 lượt người tham gia. “Thời gian tới, Hội tiếp tục tăng cường hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội viên phụ nữ; vận động chị em tham gia phòng ngừa hoạt động “tín dụng đen”; phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và các tổ chức tín dụng của Nhà nước tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng phục vụ phát triển sản xuất. Đồng thời, Hội duy trì và nhân rộng hiệu quả các mô hình, câu lạc bộ… để góp phần phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương”-bà Nam cho biết thêm.
R’Ô HOK
 

Có thể bạn quan tâm

Ấm áp “Bữa cơm Công đoàn-Mừng Xuân ơn Đảng”

Ấm áp “Bữa cơm Công đoàn-Mừng Xuân ơn Đảng”

(GLO)- Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều tổ chức Công đoàn và doanh nghiệp tỉnh Gia Lai đã tổ chức “Bữa cơm Công đoàn-Mừng Xuân ơn Đảng”. Đây là dịp để công nhân, người lao động và lãnh đạo doanh nghiệp ngồi lại với nhau trong bầu không khí chia sẻ, ấm áp tình đoàn kết.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tặng 50 suất quà Tết cho đoàn viên, công nhân khó khăn

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tặng 50 suất quà Tết cho đoàn viên, công nhân khó khăn

(GLO)- Tối 16-1, tại xã Đak Yă (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) Công đoàn cơ sở Công ty cổ phần chăn nuôi bò thịt-bò sữa Cao Nguyên tổ chức “Bữa cơm Công đoàn-Mừng Xuân ơn Đảng” và trao quà Tết của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cho đoàn viên, công nhân có hoàn cảnh khó khăn.