Đak Đoa: Nỗ lực khôi phục ruộng lúa bị ngập úng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngành Nông nghiệp và PTNT cùng với bà con nông dân huyện Đak Đoa (Gia Lai) đang tập trung các giải pháp để khôi phục diện tích lúa nước bị thiệt hại do ngập úng thời gian qua.
 Cánh đồng Ia Năng (xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa) vẫn còn ngập nước. Ảnh: N.H
Cánh đồng Ia Năng (xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa) vẫn còn ngập nước. Ảnh: N.H
Hiện nay, một số diện tích lúa nước mới gieo sạ trên cánh đồng Ia Năng (xã Hà Bầu) vẫn đang bị ngập úng, có nguy cơ mất trắng. Ông Hmyăi (làng Bông, xã Hà Bầu) buồn rầu nói: “5 sào lúa nước giống HT1 của gia đình tôi gieo sạ lần thứ 2 giờ vẫn còn bị ngập, rất dễ hư hại. Chắc gia đình tôi phải gieo sạ thêm lần nữa nhưng không biết lấy nguồn giống ở đâu”. Cùng tâm trạng, bà In (làng Dơng, xã Hà Bầu) than thở: “Gia đình tôi cũng không tránh khỏi thiệt hại khi 3 sào lúa nước đã gieo sạ đến lần thứ 2 vẫn đang bị ngập. Nếu nắng lên, nước rút sớm thì mới mong làm đất gieo sạ lần nữa”.
Không chỉ tại xã Hà Bầu, nhiều diện tích lúa nước đang trong giai đoạn mạ non, đẻ nhánh ở các xã khác trên địa bàn huyện Đak Đoa cũng bị ngập úng kéo dài. Ông Đỗ Văn Cảnh-Chủ tịch Hội Nông dân xã Đak Sơ Mei-cho biết: Đến thời điểm này, có khoảng 30% diện tích lúa của xã bị ngập úng và cát bồi lấp, tập trung ở làng Đak Tong, làng Bok Rei… Do lúa mới gieo sạ được 2 tuần nên đều bị thối rễ, khả năng mất trắng là rất lớn. Nếu khắc phục được tình trạng ngập úng và nạo vét cát bồi xong thì gieo sạ lại cũng không kịp thời vụ nữa. Hơn nữa, hầu hết bà con đều không còn lúa giống để gieo sạ lại. Do đó, xã đang thống kê diện tích lúa nước bị thiệt hại để tham mưu UBND huyện có hướng hỗ trợ người dân.
Theo thống kê sơ bộ của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Đoa, đến thời điểm này, toàn huyện đã có trên 286 ha cây trồng của 1.186 hộ bị thiệt hại do mưa bão. Trong số này có trên 283 ha lúa nước vụ mùa đang trong giai đoạn mạ non, đẻ nhánh ở xã Hà Bầu (hơn 115,2 ha/494 hộ), Đak Sơ Mei (hơn 86,8 ha/172 hộ), Glar (hơn 23,7 ha/115 hộ), thị trấn Đak Đoa (20,9 ha/164 hộ), Hà Đông (5,65 ha/28 hộ)… bị ngập úng nặng gây thiệt hại hoàn toàn.
Trao đổi với P.V, ông Lê Tấn Hùng-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Đoa-cho hay: “Hiện nay, Phòng đang phối hợp với các xã, thị trấn hướng dẫn người dân khơi thông dòng chảy để tiêu úng. Những diện tích nào nước rút nhanh, nếu đủ điều kiện thì gieo sạ lại bằng nguồn lúa giống tại chỗ. Bên cạnh đó, Phòng đã đề xuất cấp trên xem xét hỗ trợ giống cho bà con sản xuất vụ tới”.
Nguyễn Hồng

Có thể bạn quan tâm

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024.