Đak Đoa: Nhiều xã nguy cơ “rớt hạng” nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sau gần 13 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) có 8 xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Tuy nhiên, qua rà soát theo Bộ tiêu chí mới giai đoạn 2021-2025, nhiều xã bị rớt tiêu chí. Vì vậy, bên cạnh việc củng cố những tiêu chí đã đạt, các địa phương đang nỗ lực thực hiện những tiêu chí chưa đạt, hướng đến xây dựng NTM bền vững.

Nhiều tiêu chí “rớt hạng”

Nam Yang là một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Đoa được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM năm 2014. Kết quả này được chính quyền và người dân duy trì từ đó đến năm 2022. Tuy nhiên, qua rà soát theo Bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2021-2025 do UBND tỉnh ban hành, Nam Yang hiện chỉ đạt 12/19 tiêu chí. Các tiêu chí chưa đạt gồm: quy hoạch; cơ sở vật chất văn hóa; lao động; tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn; y tế; môi trường; hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật.

Chủ tịch UBND xã Nguyễn Vũ Hoàng Yên cho biết: Ủy ban nhân dân xã đang tập trung củng cố, nâng cao những tiêu chí đã đạt, đồng thời triển khai thực hiện những tiêu chí chưa đạt theo Bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2021-2025. Mục tiêu của xã là đến năm 2024 phấn đấu hoàn thành các tiêu chí còn thiếu.

Tương tự, xã Đak Krong được công nhận đạt chuẩn NTM năm 2019. Tuy nhiên, qua rà soát, đánh giá theo Bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2021-2025 thì xã chỉ đạt 10/19 tiêu chí.

Xe thu gom rác thải bảo vệ môi trường tại xã Đak Krong. Ảnh: Nguyễn Diệp

Xe thu gom rác thải bảo vệ môi trường tại xã Đak Krong. Ảnh: Nguyễn Diệp

Theo thông tin từ UBND huyện Đak Đoa, qua rà soát theo Bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2021-2025, toàn huyện chỉ đạt 147 tiêu chí NTM/16 xã (giảm 117 tiêu chí so với trước), bình quân đạt 9,2 tiêu chí/xã. Đáng chú ý, 8 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM gồm: Nam Yang, Tân Bình, Hải Yang, Hà Bầu, Hneng, Đak Krong, Glar và Kdang đều giảm 9-13 tiêu chí/xã. Các tiêu chí giảm chủ yếu là: quy hoạch, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường, y tế…

Đặc biệt, Bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2021-2025 quy định một số tiêu chí khó áp dụng và không phù hợp với đặc thù của vùng Tây Nguyên như chỉ tiêu 17.1 quy định tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung; chỉ tiêu 15.4 về tỷ lệ dân số có sổ khám bệnh điện tử và chỉ tiêu 17.10 quy định tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng đạt từ 5% trở lên…

Hướng đến sự bền vững

Sau khi Bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2021-2025 được UBND tỉnh ban hành, căn cứ trên kết quả rà soát thực tế, Đak Đoa đã điều chỉnh mục tiêu phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2023 và giai đoạn 2021-2025. Theo đó, năm 2023, huyện tập trung xây dựng 3 xã Nam Yang, Kdang và Tân Bình đạt các tiêu chí theo Bộ tiêu chí mới; xã Ia Băng không đạt chuẩn NTM và xã Nam Yang không đạt chuẩn xã NTM nâng cao.

Chủ tịch UBND xã Nam Yang thông tin thêm: Thời gian tới, UBND xã tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân về mục đích, ý nghĩa của chương trình xây dựng NTM. Cùng với đó, xã tập trung củng cố, nâng cao các tiêu chí đã đạt được, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, đa dạng hình thức sản xuất gắn nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; huy động mọi nguồn lực, lồng ghép các chương trình để thực hiện các tiêu chí chưa đạt đáp ứng theo Bộ tiêu chí mới…

Người dân xã Ia Băng làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: Nguyễn Diệp

Người dân xã Ia Băng làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: Nguyễn Diệp

Trao đổi với P.V về giải pháp trong thời gian tới, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Nguyễn Kim Anh cho biết: Qua rà soát theo Bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2021-2025 thì hầu hết các xã đều giảm số tiêu chí đạt. Đây là khó khăn của địa phương trong quá trình xây dựng NTM.

“Mục tiêu của huyện từ nay đến năm 2024 là tập trung đầu tư, củng cố xây dựng 8 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM theo Bộ tiêu chí cũ gồm: Nam Yang, Tân Bình, Hải Yang, Hà Bầu, Hneng, Đak Krong, Glar và Kdang phải đạt đủ các tiêu chí theo Bộ tiêu chí mới giai đoạn 2021-2025, phấn đấu không có địa phương nào bị thu hồi quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM. Huyện phấn đấu đến năm 2025 sẽ có thêm 2 xã Ia Pết và Ia Băng được công nhận đạt chuẩn NTM theo hướng bền vững”-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Đoa thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

(GLO)- Từ sáng sớm ngày 2-11, nhiều du khách gần xa đã có mặt tại làng Dăng (xã Ia O, huyện Ia Grai) để đón xem Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh năm 2024. Không khí "trẩy hội" nơi biên giới vô cùng rộn ràng, náo nhiệt. Dưới đây là một số hình ảnh P.V Báo Gia Lai ghi nhận được.