Đak Đoa: Chú trọng duy tu, sửa chữa công trình thủy lợi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Để giúp nông dân ổn định sản xuất, hàng năm, từ nhiều nguồn vốn, huyện Đak Đoa (Gia Lai) đã triển khai đầu tư nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới nhiều công trình thủy lợi.
Trên địa bàn huyện Đak Đoa hiện có 61 công trình thủy lợi vừa và nhỏ với tổng năng lực tưới 3.366 ha (lúa nước 1.837 ha, cây công nghiệp 1.529 ha). Trong số này có 11 công trình đập dâng, hồ chứa; 36 công trình đập tràn và công trình kênh kiên cố; 13 công trình tạm bằng rọ đá. Hiện nay, một số công trình thủy lợi đã xuống cấp cần sửa chữa, xây mới như: đập tràn Đak Nglok, đập tràn Đak Tông 2 (xã Kon Gang); đập dâng cánh đồng Hơ Nhang (xã Hải Yang); kênh dẫn nước tại cánh đồng làng Đê Đoa (xã Đak Sơ Mei)...
 Thủy lợi Djrông (xã A Dơk). Ảnh: Gia Hưng
Thủy lợi Djrông (xã A Dơk). Ảnh: Gia Hưng
Trước thực tế trên, để đảm bảo nước tưới cho cây trồng, giúp sản xuất an toàn và hiệu quả, UBND huyện Đak Đoa đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã huy động người dân nạo vét kênh mương; xây dựng kế hoạch đầu tư tu sửa, nâng cấp công trình thủy lợi. Theo đó, từ nguồn vốn sự nghiệp thủy lợi năm 2018, huyện đã đầu tư 1 tỷ đồng để xây dựng hệ thống kênh dẫn nước 3 công trình gồm: thủy lợi Đak Tông (xã Đak Sơ Mei), Djrông (xã A Dơk), thủy lợi làng Bot (xã Hnol). Ngoài ra, từ nguồn phát triển cây lúa hơn 942 triệu đồng, huyện đã đầu tư xây dựng đập dâng, kênh tưới tại cánh đồng làng Bông Hiot (xã Hải Yang). Hiện các công trình này đang được đẩy nhanh tiến độ để kịp tích nước phục vụ vụ Đông Xuân 2018-2019.
Chị Hlưn-cán bộ địa chính, nông nghiệp xã Đak Sơ Mei-cho hay: “Trên địa bàn xã hiện có 8 công trình thủy lợi với năng lực tưới 111 ha (lúa nước 75 ha, cây công nghiệp 36 ha). Từ khi có các công trình thủy lợi, người dân đã sản xuất được thêm vụ Đông Xuân, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, đập thủy lợi Đak Tông được xây dựng năm 2015, hệ thống kênh dẫn nước bằng đất đã bị hư hỏng, sạt lở. Hiện nay, công trình này đang được huyện đầu tư sửa chữa, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm. Hệ thống kênh dẫn nước hoàn thành sẽ giúp những hộ dân sản xuất ở cánh đồng này làm được 2 vụ/năm, hạn chế bị thiếu nước vào vụ Đông Xuân”.
Những năm gần đây, việc kịp thời duy tu, sửa chữa và nâng cấp các công trình thủy lợi đã giúp diện tích cây trồng trên địa bàn huyện không bị thiếu nước. Ông Phạm Cường-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Đoa-cho biết: Mặc dù kinh phí đầu tư cho việc xây dựng và sửa chữa, nâng cấp không nhiều nhưng hiện tại, phần lớn công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đang phát huy hiệu quả tốt như công trình thủy lợi đập Ia Btâu phục vụ tưới cho hơn 190 ha cây trồng, đập Ia Năng phục vụ tưới 240 ha, thủy lợi làng Rai (xã Hà Bầu) phục vụ tưới cho 200 ha; thủy lợi Ia Poo (xã Ia Băng) tưới 114 ha; hồ HNap (xã Kdang) tưới 190 ha; thủy lợi Đak Kut và Djrông (xã A Dơk) phục vụ tưới 295 ha...
“Các công trình thủy lợi vừa và nhỏ trên địa bàn huyện chủ yếu xây tạm bợ nên công tác duy tu, sửa chữa luôn được huyện chú trọng. Năm 2017, từ nguồn vốn sự nghiệp thủy lợi và nguồn phát triển cây lúa, huyện cũng đã đầu tư hơn 5,1 tỷ đồng làm đập tràn, kênh mương dẫn nước 8 công trình thủy lợi tại các xã: Trang, Đak Sơ Mei, Hà Bầu, Ia Pết, A Dơk, Đak Rong để phục vụ nước tưới cho 566 ha lúa nước và 418 ha cây công nghiệp. Trên cơ sở khảo sát, hiện tại, những khu vực nào có thể làm được thủy lợi thì huyện đều chủ động đầu tư xây dựng để phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó, để hạn chế tình trạng hạn hán ảnh hưởng đến cây trồng, huyện đã chỉ đạo người dân gieo trồng tập trung và đúng theo lịch thời vụ mà cơ quan chuyên môn khuyến cáo; xây dựng phương án điều tiết nguồn nước tưới, lịch tưới cho từng cánh đồng một cách hợp lý, tránh sự tranh giành nguồn nước tưới giữa cây trồng ngắn ngày và dài ngày. Đối với những khu vực không thể làm được thủy lợi, định hướng của huyện là vận động người dân chuyển đổi sang trồng rau màu. Chúng tôi đã phối hợp với Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao để tiêu thụ sản phẩm rau màu cho người dân”-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Đoa cho biết thêm.
Gia Hưng

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.