Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh ưu tiên công tác bảo hộ công dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vào thời điểm tình hình căng thẳng, Đại sứ quán đã phân công cán bộ liên lạc hằng ngày với đầu mối các nhóm cộng đồng để nắm tình hình, thông báo tình hình sở tại cho bà con.
Biểu tình phản đối Chính phủ tại thủ đô Dhaka, Bangladesh ngày 4/8. (Ảnh: Getty Images/TTXVN)

Biểu tình phản đối Chính phủ tại thủ đô Dhaka, Bangladesh ngày 4/8. (Ảnh: Getty Images/TTXVN)

Đại sứ Việt Nam tại Bangladesh Nguyễn Mạnh Cường khẳng định Đại sứ quán luôn ưu tiên công tác bảo hộ công dân ngay từ những ngày đầu tiên tình hình nước sở tại diễn biến phức tạp.

Theo Đại sứ Nguyễn Mạnh Cường, cộng đồng người Việt Nam ở Bangladesh có khoảng 200 người sống rải rác ở khắp nơi, đông nhất ở khu vực thủ đô Dhaka và thành phố Chittagong.

Cộng đồng bao gồm những người kết hôn với người địa phương và nước ngoài sinh sống lâu dài ở Bangladesh; các chuyên gia, kỹ sư, công nhân tay nghề cao làm việc cho các dự án; những người làm ăn kinh doanh, đại diện cho công ty Việt Nam tại Bangladesh; nhóm sinh viên khoảng 10 em đang học tại trường Đại học Phụ nữ châu Á tại thành phố Chittagong và một số du khách sang du lịch, tìm hiểu cơ hội làm ăn ở Bangladesh.

Ngay khi xảy ra các cuộc biểu tình trong tháng 7, Đại sứ quán đã phối hợp với Ban Liên lạc cộng đồng để thông báo trên trang mạng của cộng đồng và website của Đại sứ quán thông tin về tình hình và đề nghị bà con nâng cao cảnh giác, đồng thời cung cấp đường dây nóng bảo hộ công dân của Đại sứ quán cho bà con.

Đặc biệt, vào thời điểm tình hình căng thẳng nhất là chính quyền sở tại ban bố lệnh giới nghiêm, Internet bị cắt, đường điện thoại về trong nước rất khó khăn, chỉ dùng được điện thoại ở Bangladesh, Đại sứ quán đã phân công cán bộ liên lạc hằng ngày với đầu mối các nhóm cộng đồng để nắm tình hình, thông báo tình hình sở tại cho bà con. Việc này rất quan trọng vì hầu hết bà con không biết tiếng địa phương, khi không có Internet thì hầu như bị cô lập với thế giới bên ngoài.

Trong 2 ngày 25/7 và 26/7, Đại sứ quán đã trang trọng tổ chức Lễ viếng và ghi sổ tang cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đại sứ quán đã phối hợp với Ban Liên lạc cộng đồng và chính quyền sở tại tổ chức buổi lễ an toàn tuyệt đối cho đông đảo bà con.

Bên cạnh đó, Đại sứ quán cũng đã bảo vệ an toàn tuyệt đối về tính mạng và tài sản cho toàn thể cán bộ nhân viên Đại sứ quán. Đến nay, Đại sứ quán chưa nhận được thông tin về bất cứ trường hợp mất an toàn nào của công dân Việt Nam ở Bangladesh.

Có thể nói, công tác bảo hộ công dân của Đại sứ quán trong thời gian khó khăn vừa qua được tiến hành thuận lợi vì đây là ưu tiên hàng đầu trong các nhiệm vụ của Đại sứ quán. Đại sứ quán luôn giữ liên hệ thường xuyên, gắn bó chặt chẽ với cộng đồng bà con. Đặc biệt, Đại sứ quán luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ Ngoại giao và các đơn vị liên quan của Bộ Ngoại giao.

Tình hình hiện nay đang tạm lắng xuống, tuy nhiên vẫn không thể nói là đã hết phần phức tạp, chính phủ lâm thời đang trong giai đoạn thành lập, Đại sứ quán đề nghị cộng đồng người Việt Nam tại Bangladesh tiếp tục nâng cao cảnh giác; công dân Việt Nam không nên tới Bangladesh trong thời điểm này nếu không thực sự cần thiết.

Mọi sự giúp đỡ của bà con tại Bangladesh khi cần có thể liên hệ tới đường dây nóng bảo hộ công dân của Đại sứ quán +880 171 159 5379.

Theo Ngọc Thúy (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.