Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Gia Lai lần thứ IX năm 2022: TP. Pleiku vượt trội ở môn võ cổ truyền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 17-8, tại Nhà thi đấu tỉnh Gia Lai đã diễn ra lễ trao thưởng môn võ cổ truyền nằm trong chương trình Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Gia Lai lần thứ IX năm 2022.

Môn thi đấu này thu hút hơn 100 vận động viên đến từ 8 địa phương có phong trào võ cổ truyền phát triển mạnh, gồm: Chư Pưh, Chư Sê, Krông Pa, Mang Yang, Đak Pơ; thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa và TP. Pleiku.

 Các võ sĩ đã thi đấu để tranh tài 23 bộ huy chương của môn võ cổ truyền. Ảnh: Văn Ngọc
Các võ sĩ đã thi đấu để tranh tài 23 bộ huy chương của môn võ cổ truyền. Ảnh: Văn Ngọc


Trong 3 ngày tranh tài, các võ sĩ thi đấu ở 2 nội dung quyền và đối kháng. Cụ thể, nội dung quyền có 12 bộ huy chương, đối kháng có 11 bộ huy chương gồm 6 hạng cân của nam và 5 hạng cân của nữ.

Kết thúc môn thi, Ban tổ chức đã trao tổng cộng 23 bộ huy chương cho các vận động viên xuất sắc. Theo đó, đoàn TP. Pleiku đã thể hiện sự vượt trội của mình với 11 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 5 huy chương đồng; đoàn thị xã An Khê xếp thứ 2 với 3 huy chương vàng, 6 huy chương bạc và 6 huy chương đồng; đoàn huyện Mang Yang xếp vị trí thứ 3 với 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 5 huy chương đồng.

Thành tích ở môn thi thứ 2 này đã giúp đoàn TP. Pleiku khẳng định ngôi đầu trên bảng tổng sắp với 22 huy chương vàng, 8 huy chương bạc và 10 huy chương đồng bỏ xa đơn vị xếp thứ 2 là huyện Đức Cơ với 8 huy chương vàng, 4 huy chương bạc và 3 huy chương đồng.

Được biết, môn thi thứ 3 của Đại hội là quần vợt sẽ khai màn vào ngày 19-8 tại Nhà thi đấu tỉnh.

 

VĂN NGỌC

 

Có thể bạn quan tâm

Sôi động mùa hè võ thuật nơi cao nguyên

Sôi động mùa hè võ thuật trên cao nguyên

(GLO)- Trong kỳ nghỉ hè năm nay, nhiều học sinh ở khu vực vùng cao tỉnh Gia Lai lựa chọn tham gia các lớp học võ thuật nhằm rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể chất. Các lớp học võ còn là môi trường để phát hiện, bồi dưỡng những tài năng trẻ, góp phần phát triển phong trào võ thuật địa phương.

Gìn giữ và phát huy thể thao truyền thống

Gìn giữ và phát huy thể thao truyền thống

(GLO)- Những năm qua, các hoạt động thể thao truyền thống nhận được sự quan tâm, đầu tư tổ chức từ chính quyền địa phương và ngành chức năng. Người dân cũng tích cực duy trì việc tập luyện và thi đấu, góp phần nâng cao sức khỏe, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.

Ông Võ Ngọc Lương bên những thành tích bản thân đã đạt được. Ảnh: R.H

“Truyền lửa” đam mê Karate cho thế hệ trẻ

(GLO)- Tại Gia Lai, Ông Võ Ngọc Lương và thầy R’Ô Thanh đã trở thành những nhân tố tích cực trong việc lan tỏa và phát triển phong trào Karate tại địa phương. Bằng tâm huyết và sự kiên trì, họ không chỉ giành được thành tích đáng tự hào mà còn góp phần “truyền lửa” đam mê Karate cho thế hệ trẻ.

 Ia Dom: “Chiếc nôi” của môn bắn nỏ

Ia Dom: “Chiếc nôi” của môn bắn nỏ

(GLO)- Với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), bắn nỏ là môn thể thao yêu thích. Những năm qua, xã có nhiều vận động viên đạt thành tích cao tại các hội thi và trở thành “chiếc nôi” của môn bắn nỏ.

Anh Lok hướng dẫn con gái út cách ngắm bắn nỏ sao cho chính xác nhất. Ảnh: Vũ Chi

Gia đình “cung thủ” ở Ayun Pa

(GLO)- Bà con ở tổ 9, phường Đoàn Kết (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) gọi gia đình anh Ksor Lok bằng cái tên trìu mến là “gia đình cung thủ” vì giành nhiều huy chương môn bắn nỏ tại giải thể thao các cấp. Các con của anh đều sử dụng nỏ thành thạo. Anh cũng là người chế tác nỏ nổi tiếng trong vùng.

null