Đại học Quốc gia Hà Nội tăng 186 bậc trong bảng xếp hạng Webometrics

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong kỳ xếp hạng tháng 8-2022, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tăng 186 bậc so với lần xếp hạng tháng 1-2022, vị trí 183 châu Á và vị trí 14 Đông Nam Á.
 


Theo đó, ngày 7-8, Phòng thí nghiệm Cybermetrics Labs (thuộc Hội đồng nghiên cứu quốc gia Tây Ban Nha) đã công bố kết quả xếp hạng Webometrics lần thứ 2 năm 2022. Theo thông tin từ Đại học Quốc gia Hà Nội, trong kỳ xếp hạng này, Đại học Quốc gia Hà Nội đã ở trong nhóm 800 cơ sở giáo dục đại học xuất sắc nhất với vị trí 758.
 

Trụ sở Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc. Ảnh nguồn VTV
Trụ sở Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc. Ảnh nguồn VTV


Webometrics là bảng xếp hạng tự động, đánh giá năng lực số hóa và mức độ lan tỏa, ảnh hưởng về tài nguyên học thuật của các cơ sở giáo dục đại học dựa trên các chỉ số về mức độ lan tỏa, ảnh hưởng của hệ thống website và thông tin trực tuyến (impact), độ mở về tài nguyên học thuật (openness) trên Google Scholar và chỉ số trích dẫn khoa học trên hệ thống cơ sở dữ liệu Scopus (excellence) của một cơ sở giáo dục đại học.

Trong kỳ xếp hạng này, Webometrics vẫn duy trì phương pháp xếp hạng như ở kỳ tháng 1-2021. Cụ thể, tiêu chí “Presence” (Lượng tài nguyên số hóa) đã được loại bỏ trong phương pháp xếp hạng, tiêu chí Visibility (Mức độ ảnh hưởng) có trọng số cao nhất (50%), tiếp theo là tiêu chí Excellence (Sự xuất sắc) có trọng số 40% và tiêu chí Transperency (Độ mở học thuật) có trọng số 10%.

Đối với Đại học Quốc gia Hà Nội, sự gia tăng vượt bậc của tiêu chí Visibility (Mức độ ảnh hưởng)-từ vị trí xếp hạng 1316 ở tháng 1-2022 lên hạng 656 ở tháng 8-2022 đã cho thấy sự gia tăng phạm vi ảnh hưởng của hệ thống tài nguyên số trực tuyến và website Đại học Quốc gia Hà Nội không chỉ đối với cộng đồng học thuật trong nước và quốc tế mà còn đang tác động mạnh tới toàn xã hội.

Trong năm 2022, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tiếp tục gia tăng vị trí xếp hạng trong các bảng xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học của Châu Á và thế giới như: năm thứ 5 liên tiếp được xếp hạng trong nhóm 1000 các cơ sở giáo dục đại học tốt nhất thế giới theo tiêu chí của QS WUR; trong nhóm 301-350 châu Á trong tổng số 616 cơ sở giáo dục đại học tham gia xếp hạng của Times Higher Education (THE).


Ngoài ra, Tạp chí THE cũng công bố bảng xếp hạng THE Impact Rankings. Đây là bảng xếp hạng lấy việc tiên phong thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc làm tiêu chí để xếp hạng các tổ chức giáo dục đại học trên toàn cầu.


Ở lần xếp hạng này, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng góp mặt cùng với các cơ sở giáo dục khác của Việt Nam như: Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Phenikaa, Trường Đại học Duy Tân, Trường Đại học FPT và Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

MINH HUỆ

 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 TTHC trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 TTHC trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo

(GLO)- Ngày 15-1, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã ký Quyết định số 42/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công tặng hoa chúc mừng 3 nhóm tác giả có dự án xuất sắc đại diện cho tỉnh tham gia cuộc thi cấp quốc gia. Ảnh: T.D

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học, môi trường cho học sinh sáng tạo nghiên cứu

(GLO)- Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh học sinh trung học lần thứ 11 (năm học 2024-2025) do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức diễn ra từ ngày 9 đến 11-1 đã trở thành sân chơi bổ ích, trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự khám phá, đam mê nghiên cứu khoa học trong học sinh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.