Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được UNESCO vinh danh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Kỳ họp lần thứ 42 Đại Hội đồng UNESCO diễn ra từ ngày 20 đến 22-11 tại thủ đô Paris (Pháp) đã xem xét danh sách các “Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2024 -2025” để UNESCO cùng vinh danh và tham gia kỷ niệm năm sinh, năm mất, hồ sơ kỷ niệm 300 năm Ngày sinh của Đại Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác cùng với 52 hồ sơ khác của các quốc gia thành viên đã được Tổ chức UNESCO thông qua.

Đây là sự ghi nhận, đánh giá cao của cộng đồng quốc tế về những đóng góp của cá nhân Đại Danh y đối với xã hội, cộng đồng, nhất là tư tưởng nhân văn “sống vì mọi người” và tinh thần “học tập suốt đời”, là những giá trị mà Tổ chức đang thúc đẩy.

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791) là một đại Danh y, Nhà văn hóa xuất sắc của dân tộc. Ông đã để lại cho hậu thế một khối di sản văn hóa đồ sộ, tiêu biểu là bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”-bộ sách được coi là “Bách khoa thư” y học vĩ đại nhất của Việt Nam thời trung đại và còn nguyên giá trị.

Tượng đài Lê Hữu Trác trên núi Minh Tự (huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Ảnh nguồn Báo Tiền Phong.

Tượng đài Lê Hữu Trác trên núi Minh Tự (huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Ảnh nguồn Báo Tiền Phong.

Nơi yên nghỉ của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nằm ở núi Minh Tự, phía trước là dòng sông Ngàn Phố ở huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh). Đại danh y Lê Hữu Trác sinh ra và lớn lên trong gia đình khoa bảng ở làng Liêu Xá, huyện Đường Hào (nay thuộc huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Tuy nhiên, cuộc đời ông chủ yếu gắn bó vùng đất quê ngoại ở Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh-nơi ông không màng đến công danh phú quý. Tượng đài Lê Hữu Trác nằm trên núi cao, được dựng với hơn 1.600 tấn đá cẩm thạch. Khu tượng đài có dòng chữ “Đức - Lưu - Quang” khắc trên tảng đá nguyên khối nặng hơn 17 tấn. Phía sau tượng đài có 2 bức phù điêu khắc ghi những lời răn dạy của Đại danh y về y đức, y thuật.

Trước Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, UNESCO đã thông qua Nghị quyết vinh danh và cùng kỷ niệm năm sinh/năm mất của các cá nhân tiêu biểu của Việt Nam như kỷ niệm 600 năm Ngày sinh Danh nhân Nguyễn Trãi (1980); 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1990); 250 năm Ngày sinh Danh nhân Nguyễn Du (2015); 650 năm Ngày mất của Nhà giáo Chu Văn An (2019); 200 năm Ngày sinh của Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu (2021); 250 năm Ngày sinh, 200 năm Ngày mất của Nữ sĩ Hồ Xuân Hương (2021) .

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Gia Lai tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Chiều 7-5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế đã chủ trì buổi làm việc với UBND các huyện: Krông Pa, Ia Pa, Kông Chro và thị xã Ayun Pa về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, công tác thu ngân sách năm 2024. Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.

Tự hào là chiến sĩ Điện Biên

Tự hào là chiến sĩ Điện Biên

(GLO)-

94 tuổi đời, 75 năm tuổi Đảng, đôi tai không còn nghe rõ, nhưng ký ức về những ngày tham gia giải phóng Điện Biên vẫn in đậm trong tâm trí cựu chiến binh Lưu Thế Quý (thôn Phú Cường, xã Ia Pal, huyện Chư Sê).

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai triển khai nhiệm vụ công tác tháng 5-2024

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai triển khai nhiệm vụ công tác tháng 5-2024

(GLO)- Chiều 6-5, UBND tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết công tác tháng 4 và 4 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác tháng 5-2024. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Thị Thanh Lịch, Nguyễn Hữu Quế chủ trì hội nghị.