Đại chiến Tuyển Việt Nam- Thái Lan: Cuộc chạm trán trong mơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Định mệnh đã sớm đưa tuyển Việt Nam gặp lại Thái Lan ngay tại vòng bán kết AFF Cup 2020, và dĩ nhiên cuộc đối đầu giữa hai kỳ phùng địch thủ này chưa bao giờ thôi hấp dẫn cả. Khi chúng ta cương quyết đặt ra mục tiêu bảo vệ ngôi vương khu vực thì người Thái tìm mọi cách để soán ngôi…
Sự đối đầu thú vị của “hai chữ P”
Có thể HLV Polking chưa thành công với bóng đá Việt Nam mà bằng chứng là CLB TP.HCM do ông dẫn dắt đã “mất hút” trên bảng xếp hạng V-League 2021 trước khi giải đấu phải hủy vì Covid-19. Nhưng không thành công ở mặt trận này không đồng nghĩa sẽ thất bại ở mặt trận khác. Nào phải ngẫu nhiên mà Liên đoàn Bóng đá Thái Lan (FAT) mời lại HLV người Đức gốc Brazil này nắm đội tuyển Thái sau những khủng hoảng thành tích. Nishino thất bại với bóng đá Thái Lan có lẽ vì không hiểu nền bóng đá nước này, còn Polking lại rất khác. Ông từng làm trợ lý HLV trưởng đội tuyển Thái Lan năm 2012 và sau đó có tới 7 năm “sống chết” cùng các CLB Thai League từ mùa 2013 - 2020, mà đỉnh cao là đưa Bangkok United đoạt cúp FA Thái Lan năm 2017. Số bàn thắng của CLB hàng đầu Thái Lan này luôn đứng trong tốp 3 giải đấu suốt 5 năm liên tiếp. Cuối năm 2020, Polking được mời dẫn dắt đội Các ngôi sao Thai League đá giao hữu với tuyển Thái, chứng tỏ uy tín của ông cực cao tại Thái Lan. Tất nhiên, cùng với chế độ đãi ngộ cao ngất, FAT cũng đưa ra những quy định hết sức ngặt nghèo trong bản hợp đồng chỉ kéo dài 4 tháng với HLV Polking: Phải vô địch AFF Cup thì mới ký tiếp, nếu không sẽ bị sa thải.
 
Những lần đối đầu giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan luôn hấp dẫn. Ảnh: Độc Lập
Những lần đối đầu giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan luôn hấp dẫn. Ảnh: Độc Lập
Sự thấu hiểu đến từng chân tơ kẽ tóc bóng đá Thái Lan của ông Polking cộng với chất lượng tuyệt vời của nhân sự tuyển Thái đã được chuyển hóa thành những màn trình diễn thật sự thuyết phục tại vòng bảng AFF Cup 2020. Thái Lan thắng cả 4 trận, ghi được 10 bàn. Ở trận thắng Singapore, Thái Lan chỉ dùng đội hình dự bị mà vẫn chơi rất “đỉnh” và đạt các chỉ số kỹ thuật vượt trội. Dĩ nhiên, khi Thái Lan dùng đội hình hay nhất của mình, các đối thủ khác cùng bảng A không có cửa.
Từng cùng tuyển Việt Nam đăng quang AFF Cup 2008 sau 2 trận chung kết nghẹt thở với người Thái, cựu thủ môn Dương Hồng Sơn khen ngợi: “Tuyển Thái Lan vẫn là đội bóng đẳng cấp bậc nhất Đông Nam Á dù về con người, lối chơi đã khác hoàn toàn so với AFF Cup 2008. Họ rất mạnh và đồng đều, hàng công chơi đa dạng với những hạt nhân rất ấn tượng như Chanathip Songkrasin, Teerasil Dangda, hay Supachok Sarachart. Dangda có khả năng chạy cắt mặt, xử lý bóng bổng và dứt điểm một chạm rất tốt, có lẽ là đẳng cấp hàng đầu Đông Nam Á thời điểm này. Chanathip giữ nhịp trận đấu nhanh - chậm rất hay, còn Supachok linh hoạt, tinh quái. Mới tiếp quản đội Thái nhưng ông Polking đã quá giỏi và xứng đáng làm đối thủ của HLV Park Hang-seo. Kể từ năm 2010, chúng ta vẫn chưa thể chơi vượt trội, chủ yếu đá dưới cơ trước đối thủ này. Từ ngày có thầy Park, bóng đá Việt Nam đã có những chiến thắng kỳ thú trước người Thái và điều đó đã giúp xóa tan căn bệnh “sợ Thái” ngày nào và tạo ra một đội tuyển Việt Nam ngày càng bản lĩnh. Ông Park và ông Polking - hai chữ P đối đầu nhau, thật thú vị”.
Không nên chơi đôi công
Quả bóng vàng Việt Nam Dương Hồng Sơn đánh giá cao những điểm mạnh của tuyển Việt Nam: “Việt Nam tuy chưa để lọt lưới bàn nào qua vòng bảng nhưng tôi vẫn còn khá lo lắng về khâu phòng thủ, nhất là ở hành lang trái - vị trí của Hồng Duy, nhưng ngược lại tôi lại rất yên tâm về hàng công. Người Thái hay nhưng Việt Nam cũng rất hay nhờ những miếng ghép có khả năng tạo ra tình huống đột biến và thay đổi cục diện trận đấu như Quang Hải, Tiến Linh, Hoàng Đức. Đó là điều đã được khẳng định khi chúng ta ghi bàn đều đặn vào lưới những đối thủ mạnh hàng đầu châu Á như UAE, Trung Quốc, Ả Rập Xê Út...
Ở 2 trận bán kết, tôi kỳ vọng những đường chuyền, tình huống đá phạt cố định và khoảnh khắc xuất thần của Quang Hải sẽ tạo ra khác biệt. Sự tinh quái và trình độ xử lý bóng của Quang Hải sẽ rất lợi hại trước những hậu vệ to cao nhưng xoay trở không quá nhanh của Thái Lan. Người Thái sẽ tìm cách kiểm soát bóng ở giữa sân để triển khai lối chơi quen thuộc của họ và thể hiện mình như một ông lớn ở Đông Nam Á. Điều đó có thể là một thuận lợi vì giúp tuyển Việt Nam áp dụng lối chơi sở trường - tập trung phòng ngự để chờ phản công.
Ông Park không việc gì phải mạo hiểm đôi công trước người Thái, vì phòng ngự và khả năng chịu áp lực trước các đối thủ kiểm soát bóng là điểm mạnh của tuyển Việt Nam. Ông Park cũng không việc gì từ bỏ cách tiếp cận đã xây dựng bao năm nay. Khi chơi với Thái Lan, chắc chắn Tiến Linh sẽ có nhiều bóng hơn để tận dụng khoảng trống sau lưng hậu vệ. Việc chia tay sân Bishan để chơi ở sân vận động quốc gia Singapore với mặt cỏ đạt chuẩn thế giới sẽ là một sự kích thích tích cực về mặt tinh thần cho các cầu thủ. Để bảo vệ chức vô địch thì gặp đối thủ nào cũng phải chiến thắng. Tôi tin tưởng thế hệ này có tính chiến đấu rất cao và được trui rèn không chê vào đâu được. Đây là thế hệ hay nhất lịch sử bóng đá Việt Nam, chơi bóng quá tự tin và bản lĩnh. Có thể chúng ta thua thiệt một chút về thể lực, nhưng một khi đã chịu được và dám chơi bóng được trước sức ép của những ông lớn trình độ World Cup thì chúng ta không việc gì phải sợ khi gặp Thái Lan cả. Đơn giản vào sân và chiến thôi!”.
Tuyển Việt Nam bảo toàn được lực lượng sau vòng bảng AFF Cup. Ngoại trừ Đình Trọng (cầu thủ chưa thi đấu phút nào) bị căng cơ khép khi tập luyện cách đây vài ngày, sau trận gặp Campuchia, tình hình nhân sự tuyển Việt Nam vẫn ổn. Không ai bị chấn thương hay bị đau. Trưa hôm qua 20.12, đội tuyển đã đi tham quan sân vận động quốc gia Singapore, sức chứa 55.000 chỗ ngồi, nơi diễn ra các trận bán kết và chung kết. Ngày 21.12, toàn đội sẽ họp mổ băng đội Thái Lan và tập chiến thuật.
Lan Phuong
“Không gặp Việt Nam ở chung kết là điều đáng tiếc”
HLV Polking đã thốt lên như vậy khi trả lời báo chí Thái Lan vào ngày 20.12. Ông chia sẻ: “Việt Nam là đương kim vô địch AFF Cup nên mục tiêu rõ ràng là bảo vệ ngôi vô địch. Chúng tôi cũng muốn vô địch AFF Cup. Vì thế, 2 đội sớm gặp nhau mà không phải là ở trận chung kết thì cũng đáng tiếc và nằm ngoài mọi dự định của chúng tôi. 2 lượt trận bán kết hứa hẹn rất cân não. Việt Nam đang thi đấu ở đẳng cấp cao nhất châu lục tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022, và hiện tại giải này vẫn chưa để lọt lưới bàn nào, còn chúng tôi bị 1 bàn thua. Nhưng tôi rất bất ngờ là họ chỉ xếp thứ 2 ở bảng B do kém hiệu số bàn thắng.
Cả chúng tôi và tuyển Việt Nam có lẽ cũng không nghĩ sẽ phải sớm đụng độ, nhưng giờ thì phải quyết chiến để chỉ có một đội vào chung kết. Đội Việt Nam là một tập thể cực kỳ gắn bó. Họ quá đủ bản lĩnh và kinh nghiệm để thích ứng với mọi đối thủ và tình thế. Nhưng chúng tôi cũng đang đạt phong độ rất tốt nên không ngại bất kỳ đối thủ nào”.
Giang Lao
Theo Nhật Duy - Tiểu Bảo (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Hàng năm, các giải thể dục-thể thao được địa phương tổ chức. Ảnh: K.P

Ia Nhin đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng

(GLO)- Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao, góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe, tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

(GLO)- Sau 2 lần tổ chức, Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” đã tạo nên thương hiệu trong làng việt dã. Cuối tuần này, 550 vận động viên (VĐV) sẽ tiếp tục chinh phục cung đường lên đỉnh Pờ Yầu (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Giải chạy hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

(GLO)- Từng là “cái nôi” của bóng chuyền dân tộc thiểu số nhưng sau đó, Krông Pa rơi vào khoảng trống về tài năng. Hiện nay, những người đam mê môn thể thao này vẫn âm thầm ươm tài năng trẻ với hy vọng vực dậy phong trào bóng chuyền nơi “chảo lửa”.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.