Đặc sản tháng 3…

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Dạo quanh phố núi Pleiku, tỉnh Gia Lai những ngày nắng tháng 3 hanh hao dễ dàng bắt gặp từng nhánh lan rừng xinh xắn đua nhau khoe sắc góp phần tô điểm cho phố thêm xinh, lòng người thêm rộn rã.
 
Lan rừng nở rộ và đẹp nhất vào những ngày tháng 2 đến tháng 4 hàng năm, thời điểm này có thể xem lan rừng là một loại “đặc sản” của phố. Nếu có dịp được thưởng thức trọn vẹn nét thanh tao, dịu dàng của hàng trăm loại lan từ lúc chớm nụ đến khi đưa hoa chắc chắn sẽ khiến lòng người thổn thức khôn nguôi.
 
Lan rừng có rất nhiều chủng loại khác nhau mà đến nay vẫn chưa xác định được cụ thể số lượng, một số loại lan rừng mang nét hoang dã, độc đáo phổ biến phải kể đến như Nghinh xuân, Giả hạc, Đuôi chồn, Đuôi cáo, Trúc phật bà, Hoàng lan, Quế tím, Quế vàng cho đến các loại Đoản kiếm, Vũ kiếm, Hài đài cuộn, Kim tuyến, Kim điệp, Tuổi ngọc… Bên cạnh đó, các nghệ nhân trồng lan còn có thể ghép, lai tạo ra nhiều loại hoa lan mang nhiều vẻ đẹp khác nhau. 
 
Hình 3: Tuy bình dị và không đẹp rực rỡ như các loại ngoại hồ điệp, vũ nữ… nhưng lan rừng lại có nét đẹp riêng, mang sức sống bền dai, lại dễ trồng, dễ chăm sóc nên không kén người chơi, thu hút nhà nhà chơi lan, người người người mê lan.
 
Thân cây lan rừng không mập mạp, lá xanh dày, cũng không lâu tàn như lan lai, lan nhập khẩu song lại nở hoa rất đẹp, độc đáo tỏa hương thơm dịu dàng, thoang thoảng dễ làm ngây ngất lòng người thưởng lan.
 
Những người chơi lan rừng sau khi sở hữu được nhiều chậu lan ưng ý thường mang cắt tỉa, ráp rễ vào một thân cây khác hoặc trồng vào các loại giò đất, nhựa, gỗ đóng theo từng kiểu dáng tạo nên hình dáng độc đáo, đẹp mắt cho lan.
 
Để lan rừng phát triển xanh tốt, kích thích cho ra hoa nhiều bên cạnh việc chăm sóc, bón phân… người trồng thường có những bí quyết riêng để chăm hoa như bón thêm rễ cây, rong biển, vỏ thông, xơ dừa, vỏ cà phê, than củi cho rễ bám vào đó nuôi sống cây lan và tưới nước theo kỳ là lan đã có thể sống khỏe, phát triển tốt.
 
Những quán cà phê lấy lan rừng làm phong cách trang trí chủ đạo xuất hiện ngày càng nhiều, thu hút thực khách đến thưởng ngoạn, nhất là vào thời gian hoa nở rộ. Chủ của những quán cà phê này là những người dành tình yêu mãnh liệt với lan rừng, phải kể đến một số quán đã tạo được thương hiệu trong lòng du khách như Le’o cà phê, cà phê Ty Ty, lan rừng Kỳ Bắc-Lê Anh…
 
Nhu cầu chơi lan rừng càng cao, được nhiều người ưa thích thì dòng chảy lan rừng về phố ngày càng ồ ạt, nguy cơ nhiều loài lan quý sẽ bị xóa sổ đang thấy rõ. Hy vọng đừng khai thác lan rừng theo kiểu tận diệt vì lan rừng về phố mang theo cả vẻ đẹp của hoang sơ núi rừng.
Võ Thanh Thảo

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Qua vùng đất cổ An Khê

Qua vùng đất cổ An Khê

(GLO)- “Ai về nhắn với nậu nguồn/Măng le gửi xuống cá chuồn gửi lên”. Không hiểu sao mỗi khi câu ca dao ấy ngân lên, tôi lại nhớ đến địa linh Tây Sơn thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, tiếp giáp giữa đồng bằng ven biển và Tây Nguyên rộng lớn.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.