Đặc sản ngoại lên bàn ăn Tết Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các loại đặc sản của Lào, Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ… đang dồn dập đổ bộ TPHCM.
Sốt hàng, đắt giá
Còn hơn ba tuần nữa là đến Tết Nguyên đán 2018, thời điểm này chị Nguyễn Thị Hà Phương - chủ shop Thanh Vy chuyên kinh doanh thực phẩm ngoại (Cống Quỳnh, Q.1) quay cuồng với các đơn hàng đặc sản ngoại ăn tết. Để có hàng ngon, giá mềm, Phương đã liên hệ, kết nối với bạn bè, người quen ở nước ngoài để săn tìm đặc sản, sau đó gửi về bằng đường xách tay. Danh sách các món ngon như giò heo Tây Ban Nha, trứng cá Pháp, thịt nai New Zealand… liên tục được cập nhật trên facebook, e-mail… của chị Phương. “Đây là năm thứ 2 tôi kinh doanh đặc sản ngoại ăn tết. Do có nguồn hàng tốt, giá cả phải chăng nên hàng về tới đâu là bán hết tới đó”.
 
“Kết” các món ăn có nguồn gốc từ Lào, Campuchia, chị Lý Minh Nhị kể: “Gia đình ông bà ngoại của mình đều từng sống ở Nam Vang nên cứ đến Tết, nhà mình luôn bày trên mâm cơm cúng tổ tiên những đặc sản xứ này. Nhái khô, tung lò mò (lạp xưởng bò), mắm bò hóc, khô tra phồng ở vùng Biển Hồ, thịt bò Giàng Lào… mình đặt mua trên mạng. Tuy giá có cao hơn đặc sản Việt một chút nhưng vẫn được nhiều người chấp nhận vì mác ngoại”.
Trên các trang mạng xã hội cũng giới thiệu đủ món ngon các nước để ăn chơi ngày tết. Liên hệ với facebooker Hoa Tranh, cô giới thiệu mình có đầy đủ các món ăn Á - Âu. Đơn cử như một số mặt hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc gồm đùi gà tây xông khói, lá kim - rong biển... Đặc biệt, đùi gà tây thịt ngọt, hàm lượng dinh dưỡng cũng cao hơn, mà giá chỉ nhỉnh hơn gà ta khoảng 20.000 đồng/kg. Ngoài ra còn có nhiều mặt hàng đồ ngọt mới lạ như hạt hướng dương bọc sô cô la (200.000 đồng/hộp 10 gói), hướng dương Nga (180.000 đồng/gói), nho Nam Phi và nho Pháp (khoảng 150.000 đồng/kg)... “Các món này đều là do mình tham khảo ý kiến bạn bè đang học tập, làm việc tại nước ngoài. Họ gửi về để mình ăn thử rồi mới quyết định lấy bán. Hàng vận chuyển bằng máy bay, tuy giá có nhỉnh hơn một chút, nhưng ưu điểm là hạn sử dụng kéo dài, không giống như hàng đường biển. Khách chọn hàng, nên đặt sớm, tránh cận Tết để không phải chờ đợi lâu” - Hoa Tranh bộc bạch.
Hàng ngoại “trần như nhộng”
Tại chợ Lê Hồng Phong (còn gọi là chợ Campuchia, Q.10), các gian hàng khô đặc sản đều “trần mình” mặc kệ nắng gió, ruồi nhặng… Giới thiệu với tôi đủ loại khô từ khô cá tra phồng, khô nhái, khô cá lóc… đến khô bò, lạp xưởng heo, khô trâu, tôm khô, khô rắn… giá từ 300.000- 600.000 đồng/kg. “Đây là sản vật của vùng Biển Hồ Campuchia chính hiệu nên cách tẩm ướp, phơi sấy, bảo quản của họ hoàn toàn tự nhiên. Vì vậy, mùi vị và độ ngọt ngon sẽ đậm đà hơn các sản phẩm nhái” - tiểu thương cho hay.
Tuy nhiên, khi xem kỹ sản phẩm được phơi lộ thiên giữa chợ, bề mặt sản phẩm lấm tấm mốc trắng, người bán liền dùng cây quạt nhỏ phủi phủi, chống chế: “Bụi thôi chứ không phải mốc đâu. Phơi nắng thế này làm sao mà mốc được. Nắng diệt vi trùng, vi khuẩn, khi ăn thì mình còn nướng lên nữa nên… yên tâm”(?!). Quan sát, ngoài trừ lạp xưởng có được bao gói, có nhãn mác từ Siem Reap, sản phẩm còn lại đều không có thông tin gì về nguồn gốc, hạn sử dụng.
Ở một số chợ đặc sản tại TPHCM, hàng ngoại được bán theo dạng xá (cân ký) và còn nằm chung với hàng nội. Mới nhìn không thể phân biệt được hàng ngoại hay nội, chỉ biết tin vào tiểu thương. Bà M. (tiểu thương chợ An Đông) cam kết: “Khô nhập chính hãng từ Campuchia, thùng 20kg, có nhãn mác hẳn hoi. Tuy nhiên, chúng tôi mua về phải xé lẻ ra cho dễ bán, vừa để phơi nắng để sản phẩm không bị ẩm, mốc. Nếu cô mua từ 20 kg sẽ được chúng tôi đóng thùng, có nhãn mác đàng hoàng”.
Theo tìm hiểu, đa phần các sản phẩm khô đặc sản ngoại được bày bán tại các chợ, cửa hàng online đều được nhập theo đường tiểu ngạch, xách tay… Người bán khi nhập hàng về sẽ tự đóng gói, hút chân không, dán nhãn của cửa hàng mình chứ không phải nơi sản xuất, chế biến sản phẩm.
Theo BS Trần Văn Ký - phụ trách chuyên môn Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam, thực phẩm khô nếu không được bảo quản đúng cách sẽ dễ bị mốc và nấm mốc. Nấm mốc bám vào thực phẩm khi nấu chín cũng sẽ chết, không phát triển được trong cơ thể người, tuy nhiên độc tố có trong nấm chính là nguyên nhân gây hại cho cơ thể. Việc cạo hết mốc hay rửa bằng nước có thể sẽ không còn nhìn thấy vết nấm, mốc trên thực phẩm nhưng thực chất độc tố đã ngấm sâu vào bên trong của thực phẩm. “Vì thế, khi thực phẩm đã bị nấm, mốc thì dù có cạo, rửa sạch, phơi dưới ánh nắng mặt trời cũng không thể làm chúng hết được. Trong thực phẩm mốc có chứa vi nấm có thể gây ung thư gan. Thế nên, thực phẩm đã bị nấm mốc thì tốt nhất là không nên sử dụng” - BS Ký khuyến cáo.  
Uyên Phương (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.