Dã quỳ, đâu chỉ để ngắm

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Từ thập niên 70 của thế kỷ trước, cái tên dã quỳ đã xuất hiện trong văn chương và đời sống. Người viết xin chia sẻ về những lợi ích và công dụng từ loài cây có sắc hoa vàng rực rỡ được nhiều người yêu mến này.
Khoảng cuối tháng 10 Dương lịch, dã quỳ bắt đầu nở và rộ sau nửa tháng hay lâu hơn tùy thời tiết hàng năm tạo nên một cảnh quan ngờm ngợp sắc vàng cùng tiết trời se lạnh làm nao lòng người. Sự xuất hiện của hoa dã quỳ cũng là dấu hiệu báo một mùa khô bắt đầu, có người vì thế mà rất lãng mạn đặt thêm một cái tên cho loài hoa này là hoa báo đông.
Bên cạnh sắc vàng đến bâng khuâng, mê hoặc lòng người thì dã quỳ còn có những lợi ích và công dụng khác nữa. Có lẽ khả năng làm tăng độ phì, tăng dinh dưỡng cho đất canh tác được phát hiện đầu tiên, dã quỳ đã được sử dụng như một loại phân xanh thượng hạng. Người Pháp và người Nhật đi tiên phong trong lĩnh vực này.
Những năm đầu thế kỷ XIX, dã quỳ đã được người Pháp đưa vào trồng tại các đồn điền ở Lâm Đồng với mục đích cải tạo đất, làm phân xanh cho các vườn cà phê, cao su. Thân dã quỳ chứa nhiều chất P, Ca, Mg nên làm phân hữu cơ khá tốt. Nhờ hạt dễ phát tán, cây dễ trồng nhờ giâm cành nên loài cây này dần dà chiếm lĩnh các nơi hoang dại ở khắp Tây Nguyên.
Dã quỳ, cúc quỳ, sơn quỳ, quỳ dại, hướng dương dại, hướng dương Mexico, cúc Nitobe có tên khoa học là Tithonia diversifolia, là một loài thực vật trong họ cúc (Asteraceae). Hiện nay, dã quỳ phân bố rộng khắp trong các khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới như: Trung Mỹ, Đông Nam Á và châu Phi. Phụ thuộc vào khu vực, nó có thể là cây một năm hay cây lâu năm, dạng cây bụi cao tới 2-3 m với thân cây mọc thẳng và đôi khi hóa gỗ. Loài cây có hoa màu vàng cam rực rỡ này có nguồn gốc là cây bản địa của khu vực Trung Mỹ hoặc Mexico, vì thế mà có tên gọi hướng dương Mexico.
Thiếu nữ bên hoa dã quỳ. Ảnh: Thế Dũng
Thiếu nữ bên hoa dã quỳ. Ảnh: Thế Dũng
Toàn cây dã quỳ được sử dụng như một loại phân xanh, phân ủ cải tạo đất hữu hiệu. Có thể cắt phủ trực tiếp lên bề mặt hoặc vùi vào đất. Hoặc băm nhỏ hay xay mịn thân lá để ủ với phân chuồng. Sau 5-7 ngày có thể đưa ra sử dụng. Phân được ủ từ dã quỳ có khả năng tăng năng suất cây trồng lên đến vài mươi phần trăm so với sử dụng phân hóa học, điều rất tuyệt vời là ở niên vụ sau người ta chỉ cần 40% lượng phân của năm trước mà vẫn giữ được năng suất tương tự (kết quả được ghi nhận tại các vùng canh tác lớn ở châu Phi).
Bên cạnh công dụng như một loại phân bón hữu cơ, theo kinh nghiệm dân gian và được kiểm chứng từ nhiều công trình nghiên cứu, dã quỳ còn được dùng như một loại thuốc trừ sâu sinh vật, do trong lá của cây dã quỳ có các chất Sesquiterpene, Diterpenoids, Pyremethrin,… là những chất độc đối với sâu bọ và côn trùng. Người ta dùng thân lá của cây giã với nước sạch, sau đó lọc lấy dung dịch rồi phun lên cây trồng để xử lý sâu hại.
Cây dã quỳ có chiều cao 2,5-3 m, lại có tác dụng cải tạo đất nên nông dân thường trồng làm rào chắn gió ở bờ thửa canh tác cây hàng năm rất hiệu quả.
Cùng với đó, cây hoa dã quỳ còn có khả năng chữa được rất nhiều bệnh về da. Đặc biệt, ở Tây Nguyên, đồng bào dân tộc thiểu số thường dùng nó để trị bệnh mẩn ngứa, mụn nhọt, ghẻ lở rất công hiệu. Tại Nhật Bản, vào cuối thời kỳ Minh Trị, loài cây này được nhập khẩu như là cây cảnh mặc dù nó đã từng được trồng tại đây. Người ta cho rằng, loài cây này được Nitobe Inazo đưa vào Nhật Bản, vì thế mà có tên gọi trong tiếng Nhật là cúc Nitobe (Nitobegiku). Ở Mexico, dã quỳ được sử dụng để chữa bong gân, gãy xương, các vết thâm tím và các vết bầm dập. Còn ở miền Nam Trung Quốc, nó được sử dụng để chữa trị một số bệnh đường da (như bệnh nấm bàn chân), ra mồ hôi trộm ban đêm và là một vị trong toa thuốc lợi tiểu, nhuận gan, chữa bệnh vàng da và viêm bàng quang.
Dã quỳ còn được bán tại thị trường thuốc thảo mộc ở Đài Loan như một loại trà để cải thiện chức năng gan.
Xem ra, cây dã quỳ không chỉ có giá trị về cảnh quan mà còn cho chúng ta khá nhiều lợi ích khác. Biết thêm thông tin để càng yêu quý một loài hoa tuy được du nhập, nhưng lâu rồi đã thành bản sắc Tây Nguyên.
NGUYỄN SƠN

Có thể bạn quan tâm

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

(GLO)- Giám đốc Văn phòng khẩn cấp và phục hồi của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) Rein Paulsen trong phiên họp của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 12/11, cho biết “Ủy ban Đánh giá Nạn đói đã phát hiện ra khả năng cao là nạn đói đang xảy ra hoặc sắp xảy ra ở các khu vực phía bắc dải Gaza”.

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

(GLO)- Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11-2024 quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Quang cảnh bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tại thị xã Ayun Pa Ảnh N.A

Ayun Pa: Hơn 1 tỷ đồng hỗ trợ hộ nghèo

(GLO)- Từ tháng 10-2023 đến nay, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” cùng cấp đã huy động được hơn 1 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”.

Mắt người già thật là... phức tạp

Mắt người già thật là... phức tạp

(GLO)- Ngày còn trẻ, tôi có tính hay bị “dị ứng” với những người mang kính. Nhưng đúng là “ghét của nào trời trao của nấy”, tuổi chưa đầy 50, tôi đã phải gắn bó với cặp kính. Mới đầu rất khó chịu, không có kính thì không thấy đường đọc, mà mang kính vào thì vướng víu đủ điều.