Đà Nẵng: Nông dân trồng hoa Tết thấp thỏm lo âu, vừa vặt lá, chăm cây vừa ngóng trông thương lái

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vào thời điểm này những năm trước, các làng trồng hoa ở TP Đà Nẵng đã rất nhộp nhịp chuẩn bị Tết. Nhưng năm nay vì gặp nhiều khó khăn nên tình hình mua bán tại các vườn hoa Tết ảm đạm, nông dân ngóng chờ thương lái đến đặt hàng.

Vắng bóng thương lái

Thời tiết mưa lạnh kéo dài khiến làng hoa Dương Sơn (xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang) những ngày cận Tết Nguyên đán 2021 thêm phần đìu hiu, ảm đạm. Dù vất vả nhưng những người nông dân nơi đây vẫn cố gắng chăm chuốt những chậu hoa để kịp bán Tết.

 

Thời tiết ngoài trời lạnh buốt nhưng nông dân làng hoa Dương Sơn vẫn cố gắng làm việc.
Thời tiết ngoài trời lạnh buốt nhưng nông dân làng hoa Dương Sơn vẫn cố gắng làm việc.


Tất bật bên những chậu hoa cúc đại đóa, bà Nguyễn Thị Thảo (54 tuổi) cho biết: "Hơn 10 năm tôi trồng hoa ở Dương Sơn, chưa khi nào tôi thấy trồng hoa bấp bênh như năm nay. Đợt bão lũ liên tiếp vừa qua khiến cây hư hại nhiều, cố gắng cứu vớt thì còn được khoảng 800 chậu hoa cúc. Mà để duy trì sự sống cho cây trong điều kiện mưa lạnh khắc nghiệt, thì tôi phải vay thêm vốn để tiếp tục sản xuất".
 

Những búp hoa được nông dân chăm sóc kỹ lưỡng.
Những búp hoa được nông dân chăm sóc kỹ lưỡng.


Thời tiết không chỉ mưa lạnh, mà còn có gió lớn khiến người trồng hoa luôn bận rộn với vô số công việc xoay vòng. Đặc biệt, thời điểm này cây rất dễ bị vàng lá, úng rễ, nên nhà vườn cứ 2 ngày phải phun thuốc 1 lần để phòng bệnh, đồng thời thường xuyên quan sát trạng thái phát triển của cây để kịp thời chữa trị khi phát hiện bệnh.
 

 Vì thời tiết mưa lạnh kéo dài, cây thiếu ánh sáng nên thấp bé, ra búp trễ hơn mọi năm.
Vì thời tiết mưa lạnh kéo dài, cây thiếu ánh sáng nên thấp bé, ra búp trễ hơn mọi năm.


Bà Thảo tâm sự, trời lạnh thì hoa phát triển đồng đều, đẹp, nhưng cũng vì lạnh kéo dài nên nguy cơ hoa nở không kịp Tết cao. Chính vì thế, bà bắt đầu giai đoạn ngắt búp sớm hơn năm ngoái khoảng 1 tuần, để đảm bảo hoa nở đúng Tết.

Mọi năm, từ giữa tháng 11 âm lịch, làng hoa Dương Sơn đã có rất đông các thương lái đi xem hoa, đặt cọc. Nhưng năm nay lại khá vắng bóng, số ít người đến vườn xem hoa mà không dám đặt mua trước vì lo sợ ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

 

Để hoa cúc không phát sinh bệnh vì trời lạnh, ông Thu phải tưới nước thường xuyên.
Để hoa cúc không phát sinh bệnh vì trời lạnh, ông Thu phải tưới nước thường xuyên.


Bà Trần Thị Lanh (68 tuổi) than thở: "Cận Tết rồi mà vườn hoa gần 1.000 chậu của tôi chưa ai đặt mua. Hầu hết thương lái đến đây xem hoa có nở kịp Tết không, ngã giá mua bằng với năm trước thì sẽ không có lời nên tôi chưa bán. Đặc biệt là trồng hoa trong điều kiện thời tiết bất lợi này thì tiêu tốn chi phí gấp đôi năm ngoái, nếu hoa nở sau Tết hoặc không bán được thì chỉ có lỗ nặng".

Nông dân lo âu

Theo đó, bà Lanh trồng khoảng 300 chậu hoa vạn thọ, thược dược để thay thế cho những chậu hoa cúc đã bị chết. Nhưng vì thời tiết quá lạnh nên cây chậm phát triển và thấp bé. Để đảm bảo tổng số chậu hoa đủ điều kiện xuất bán, thì những ngày cận Tết vợ chồng bà Lanh cần cù chăm hoa như chăm con mọn, thuê 10 người ngắt những búp hoa nhỏ (phụ) để mỗi cây chỉ tập trung nuôi 1 búp hoa chính.

 

Gần 1.000 chậu hoa của bà Lanh chưa được thương lái thu mua.
Gần 1.000 chậu hoa của bà Lanh chưa được thương lái thu mua.


Chi phí nhân công ngắt búp hiện nay dao động từ 270-300.000 đồng/người/ngày, tăng hơn so với trước. Riêng với loại hoa cúc đại đóa, nhà vườn phải thuê nhân công ngắt búp từ 3-4 đợt, tốn kém nhiều chi phí.

 "Hiện nay, thương lái ra giá từ 500-600.000 đồng/cặp hoa cúc, 300-400.000 đồng/cặp hoa vạn thọ, hoa thược dược thì tôi không có lời. Mà số lượng hoa dự đoán nở không kịp Tết khá nhiều nên tôi cũng rất lo. Vì nếu qua tháng Giêng hoa mới nở, thì lúc đó cả 1 chậu hoa chăm ròng rã 5 tháng trời chỉ có giá 50.000 đồng", bà Lanh buồn rầu nói.

 

 Hàng trăm chậu hoa cúc chết vì mưa bão nên ông Thu trồng thêm các loại hoa ngắn ngày.
Hàng trăm chậu hoa cúc chết vì mưa bão nên ông Thu trồng thêm các loại hoa ngắn ngày.


Cùng chung nỗi lo với bà Lanh, ông Phạm Thu (57 tuổi), nông dân tại làng hoa Vân Dương (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang) cho biết, mưa bão đã làm 3/4 số chậu hoa cúc của ông bị chết, phải trồng thêm các loại hoa ngắn ngày như: lay ơn, hoa ly, cúc Đà Lạt, vạn thọ, cúc đất. Thời tiết lạnh kéo dài nên ông phải thường xuyên tưới nước, bón phân để cây phát triển đều, phòng trừ bệnh hại và hi vọng hoa nở đúng Tết.

"Sau thiên tai tôi chỉ còn hơn 100 chậu hoa cúc, nên tôi chuyển hướng sang trồng các loại hoa ngắn ngày để dễ chăm sóc. Mọi năm thì thương lái đã đến đặt mua hết, còn năm nay chỉ lai rai vài chậu. Những hộ trồng hoa quanh đây cũng chưa có thương lái đặt, vì họ còn chờ xem tình hình dịch bệnh Covid-19 và sức mua của thị trường ra sao trong dịp Tết", ông Thu chia sẻ.

https://danviet.vn/da-nang-nong-dan-trong-hoa-tet-thap-thom-lo-au-vua-vat-la-cham-cay-vua-ngong-trong-thuong-lai-20210112221315504.htm
 

Theo Tuyết Nhung - Trần Hậu (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Hợp tác xã Sản xuất điều Ia Grai thường xuyên tập huấn kỹ thuật sản xuất cho các thành viên và người dân. Ảnh: N.H

“Điểm tựa” của người trồng điều

(GLO)- Với việc tích cực phối hợp tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, cây giống và bao tiêu sản phẩm, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất điều Ia Grai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã trở thành “điểm tựa” của bà con nông dân trên địa bàn.

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông sản năm qua là một trong những mảng sáng của bức tranh kinh tế đất nước, góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới.

Hộ ông Rmah Tuân (làng Plei Thơh Ga B, xã Chư Don) mượn giống lúa Đài Thơm 8 để đưa vào sản xuất trong vụ mùa 2024. Ảnh: N.D

Chư Pưh hỗ trợ nông dân gieo trồng giống lúa mới

(GLO)- Vụ mùa 2024, Hội Nông dân huyện Chư Pưh đã triển khai mô hình “Chuyển đổi giống lúa mới”. Theo đó, Hội kết nối với doanh nghiệp cho người dân mượn giống lúa để sản xuất, sau khi thu hoạch thì trả lại. Đây là cách làm mới trong phát triển cây lúa nước của địa phương.

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

(GLO)- Hiện nay, mực nước các sông suối, hồ đập trên địa bàn huyện Chư Sê đang thấp hơn trung bình nhiều năm, nhất là mực nước hồ thủy lợi Ia Ring sau sự cố sụt lún thân đập ở mức khá thấp. Dù huyện đã triển khai nhiều giải pháp chống hạn nhưng nguy cơ thiếu nước tưới vẫn đang hiện hữu.

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

(GLO)- Sau những ngày nghỉ Tết, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trở lại guồng quay của công việc, bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Ai nấy đều gửi gắm ước vọng vào một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, việc kinh doanh thuận lợi để cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Đổi đời nhờ cây ăn quả

Đổi đời nhờ cây ăn quả

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều nông dân ở Gia Lai đã đầu tư trồng cây ăn quả với khát vọng vươn lên làm giàu. Và, nhiều người trong số họ đã thực sự đổi đời với thu nhập từ vài trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai làm việc với lãnh đạo Công ty về việc hợp tác phát triển ngành nông nghiệp bền vững, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn. Ảnh: H.T

Giống chanh dây Nafoods đạt thương hiệu quốc gia

(GLO)- Sau gần 30 năm đi vào hoạt động, Nafoods Group đã khẳng định uy tín, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững. Mới đây, Nafoods Group được vinh danh thương hiệu quốc gia năm 2024 với dòng sản phẩm cây giống chanh dây chất lượng cao.

Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa tặng 2 triệu cây xanh cho tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.T

Sắc xuân trên vùng nguyên liệu mía Đông Nam Gia Lai

(GLO)- Những ngày cuối năm Giáp Thìn 2024, vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai (AgriS Gia Lai) rộn vang tiếng cười của người dân và nhân công thu hoạch khi giá mía tiếp tục duy trì ở mức cao giúp nông dân có lợi nhuận khá.