Đà Nẵng: Một ông doanh nhân nuôi 3.000 con cá được xem như "quốc ngư Nhật Bản", bắt lên con nào ai cũng xuýt xoa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trần Thướt Vỹ (trú quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) hiện là một trong những doanh nhân trẻ tại Đà Nẵng sở hữu một số lượng cá Koi “khủng” với hơn 3.000 con.

Nhưng, để có được một cơ ngơi thỏa chí đam mê như bây giờ, Vỹ đã trải qua không ít khó khăn và thất bại, phải có những quyết định không hề đơn giản khi chọn khởi nghiệp từ đam mê cá Koi - một thú chơi đẳng cấp.
 

Ông chủ nuôi cá Koi 8X Đà Nẵng

Mỗi ngày, Vỹ vừa lo lương, thưởng cho hàng chục công nhân, vừa phải bù lỗ cho các quán cà-phê cá Koi vì phải duy trì hoạt động trong khi du lịch đang ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh Covid-19.


 

Trần Thướt Vỹ (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) với niềm đam mê cá Koi bất tận.
Trần Thướt Vỹ (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) với niềm đam mê cá Koi bất tận.


Nhưng, chàng trai trẻ thế hệ 8X này vẫn chưa bao giờ ngưng nghỉ tình yêu và đam mê bất tận với cá Koi. Chăm sóc, trò chuyện, túc trực bên cá Koi mỗi ngày, học từ loài cá độc đáo này được sự điềm tĩnh, biết sống chậm một bước, biết trân trọng và yêu thương cuộc đời.

Từ nhỏ, Vỹ đã rất thích chơi cá cảnh. Bây giờ mỗi lần nhớ về kỷ niệm tuổi thơ năm nào, Vỹ lại có thêm động lực để chinh phục cá Koi.


 

 Những con cá Koi trị giá hàng trăm triệu tại trang trại của Trần Thướt Vỹ.
Những con cá Koi trị giá hàng trăm triệu tại trang trại của Trần Thướt Vỹ.



Tốt nghiệp đại học với chuyên ngành kinh tế, Vỹ từng làm công chức nhưng rồi muốn tự do và chinh phục chính mình, Vỹ đã quyết tâm làm lại từ đầu bằng khởi nghiệp kinh doanh cá Koi.

Năm 2012, Vỹ bắt đầu tìm hiểu về thị trường này. Đó như một thế giới của sắc màu bởi vẻ đẹp không trộn lẫn của các loại cá Koi.

Khi xây dựng được nhưng hồ cá Koi đẹp cho khách hàng, Vỹ lại háo hức với công việc này và quyết tâm tiến xa hơn và từng bước chinh phục được thị trường cá Koi.

Năm 2014, Vỹ thua lỗ gần 1 tỷ đồng vì thiếu kinh nghiệm khi nhập cá Koi, thiếu trị trường, cá Koi bị bệnh… Nhưng chính vì bước ngoặt đó đã thôi thúc Vỹ nhìn lại, làm lại và tích luỹ thêm nhiều kiến thức về cá Koi, cách chăm sóc, chữa bệnh, môi trường sống của cá…

“Đã không ít lần khó khăn chồng chất khó khăn, nhưng tuổi trẻ đã dấn bước, phải bước tới. Tôi tự động viên mình và nhận được sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, để có được chút thành công như hôm này”, Vỹ nói.

34 tuổi, có trong tay cơ ngơi là một công ty riêng kinh doạnh cá Koi với một trang trại nuôi cá Koi, hai quán cà-phê cá Koi, chăm lo đời sống cho gần 50 công nhân.

Nói về cá Koi, với Vỹ, đó là câu chuyện đam mê bất tận. Anh nhớ hình dáng, hoa văn từng loại và cũng vì đam mê đó, anh cùng nhiều anh em trong trang trại nuôi cá Koi sẵn sàng làm việc quên thời gian, tận tình tư vấn, trợ giúp khách hàng khi cá không may bị ốm hay gặp vấn đề trong quá trình chăm sóc.

Để chăm sóc một vài con cá Koi đã rất khó, ngoài việc đam mê, yêu thích, phải có kỹ thuật. Tôi học được nhiều từ việc kinh doanh cá Koi.

Toàn bộ cá Koi được nhập trực tiếp từ Nhật Bản, với các đặc tính khỏe mạnh, màu sắc bắt mắt, đẹp, được nhiều người ưu chuộng.

Là một thành viên của Hội xúc tiến Nishikigoi (Hội cá Koi của Nhật Bản), anh vừa trực tiếp đấu giá cá Koi, nhập cá Koi về kinh doanh, vừa tìm hiểu về cả quá trình chăm sóc cùng các kỹ thuật xử lý khi cá bị bệnh.

Hiện, mỗi năm Vỹ xuất bán hàng trăm con cá Koi các loại, đi đến nhiều nơi trong nước như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ và đấu giá trực tiếp từ Nhật Bản xuất đi Mỹ.

 

Sau nhiều năm khởi nghiệp cùng đam mê, anh đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm quý và một trong những kinh nghiệm ấy là việc biến đam mê thành hành động và phải khởi nghiệp trên một nền tảng vững vàng.
Sau nhiều năm khởi nghiệp cùng đam mê, anh đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm quý và một trong những kinh nghiệm ấy là việc biến đam mê thành hành động và phải khởi nghiệp trên một nền tảng vững vàng.


“Các bạn trẻ muốn khởi nghiệp, kinh doanh cá Koi cần phải chú trọng đến chất lượng sản phẩm. Không dễ dàng để kinh doanh cá Koi khi chỉ cần cá thể cá đó bị mất đi vài cái vảy, cũng đã lỗ hàng chục triệu đồng. Nên phải học cách chơi, học thú chơi đẳng cấp này trước khi chuyển hướng kinh doanh. Luôn tuân thủ nghiêm ngặt về chỉ số sạch của môi trường nước để cá sinh sống, độ sâu hồ nuôi phải trang bị hệ thống lọc để nước hiện đại đúng quy chuẩn, nước phải luôn trong, không bụi bẩn và bảo đảm nhiệt độ môi trường sinh trưởng tốt là 22-25 độ C”, Vỹ gửi gắm.


Ông chủ nuôi cá Koi lan tỏa sống đẹp

Trong đợt Đà Nẵng bùng phát dịch Covid-19 lần thứ hai năm 2020, khi ấy, cả thành phố phong toả. Thời điểm ấy, rất nhiều doanh nghiệp tại Đà Nẵng và cả nước đã hướng về Đà Nẵng, sẻ chia với tuyến đầu chống dịch. Vỹ, với tâm niệm phải san sẻ một phần thảo thơm với mọi người trong lúc khó khăn.

Và trong khả năng của mình, Vỹ cùng nhiều anh em đam mê cá Koi tại Đà Nẵng tổ chức đấu giá hai con cá Koi, toàn bộ số tiền hơn 200 triệu đồng thu được sau đấu giá đã được góp vào chương trình những suất cơm thiện nguyện, trao tặng các y, bác sĩ tuyến đầu chống dịch tại Đà Nẵng và Quảng Nam.


 

 Trần Thướt Vỹ tâm sự, hiện nay tại Đà Nẵng có rất nhiều người chơi cá Koi. Cá Koi giúp con người gần gủi với thiên nhiên, thư thái và yên tĩnh.
Trần Thướt Vỹ tâm sự, hiện nay tại Đà Nẵng có rất nhiều người chơi cá Koi. Cá Koi giúp con người gần gủi với thiên nhiên, thư thái và yên tĩnh.


Để phục vụ nhu cầu của khách hàng, anh sẽ tiếp tục cố gắng chinh phục đam mê cá Koi, mở rộng thị trường kinh doanh và đặt chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội. Riêng tại Đà Nẵng.

Trong tương lai gần anh sẽ kết hợp với các cơ sở giáo dục và đào tạo để xây dựng các điểm tham quan, học ngoại khóa, tìm hiểu cá Koi miễn phí cho học sinh. Tạo điểm đến cho các em hoà mình vào thiên nhiên, vừa góp phần xây dựng môi trường xanh, vừa lan tỏa tình yêu thiên nhiên, động vật đến các bạn nhỏ.

 


“Trước đây khi chưa lựa chọn hướng khởi nghiệp này, tính tôi rất nóng nảy. Nhưng, điều kỳ lạ, sau hơn 10 năm, chăm sóc, trò chuyện, túc trực bên cá Koi mỗi ngày, tôi học từ loài cá độc đáo này được sự điềm tĩnh, biết sống chậm, trân trọng và yêu thương cuộc đời. Khởi nghiệp từ con số không, với tôi, mọi thứ không hề dễ dàng. Nhưng, để làm người kinh doanh tử tế, biết sẻ chia, là điều phải học và tự dặn mình, từng ngày”, Vỹ trải lòng.


https://danviet.vn/da-nang-mot-ong-doanh-nhan-nuoi-3000-con-ca-duoc-xem-nhu-quoc-ngu-nhat-ban-bat-len-con-nao-ai-cung-xuyt-xoa-20210420231526844.htm



Theo  Nguyễn Thị Anh Đào (Báo Nhân dân/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.