Cựu chiến binh Ia Vê giúp nhau vươn lên thoát nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Giúp hội viên cựu chiến binh (CCB) phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Hội CCB xã Ia Vê (huyện Chư Prông, Gia Lai) tập trung triển khai trong thời gian qua.
Hiện nay, số hộ CCB nghèo và cận nghèo trên địa bàn xã Ia Vê vẫn còn rất cao với 71/207 hộ; trong đó, riêng tại 2 làng đặc biệt khó khăn (làng Siu và Neh) có đến 34 hộ nghèo và cận nghèo. Trên cơ sở nguồn thu chủ yếu của hội viên đều từ trồng trọt, Hội đã triển khai nhiều giải pháp giúp hội viên tăng năng suất và chất lượng cây trồng.
 Hội viên cựu chiến binh xã Ia Vê (huyện Chư Prông) trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Ảnh: P.D
Hội viên cựu chiến binh xã Ia Vê (huyện Chư Prông) trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Ảnh: P.D
Chủ tịch Hội CCB xã Nguyễn Đức Chiến thông tin: Tổng diện tích gieo trồng của hội viên là 256 ha, trong đó, diện tích cà phê là 118 ha, cao su 18 ha, hồ tiêu 30 ha, điều 16 ha, lúa nước và cây ngắn ngày 74 ha; đàn gia súc với 194 con bò, dê. Để giúp hội viên có thêm kiến thức, kỹ năng trồng trọt, chăn nuôi, Hội đã phối hợp với các hội, đoàn thể tổ chức nhiều lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hội thảo đầu bờ... Hội cũng tổ chức cho hội viên tham quan các mô hình: trang trại nuôi gà ở thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định); nuôi hươu, nai lấy nhung và cải tạo vườn tạp, tái canh cà phê ở thị trấn Chư Prông... Sau khi tham quan, học hỏi, một số hội viên đã mạnh dạn đầu tư chuồng trại để triển khai mô hình nuôi hươu, nai lấy nhung và nuôi gà.
Bên cạnh đó, Hội cũng vận động hội viên tích cực tham gia đóng góp quỹ để giúp đỡ hội viên khó khăn vay với lãi suất thấp, đồng thời tạo điều kiện để hội viên tiếp cận với các nguồn vốn vay ngân hàng. Đến nay, toàn xã có 7/11 chi hội xây dựng nguồn quỹ Hội với số tiền 195 triệu đồng, giải quyết cho 22 hội viên vay 10-15 triệu đồng/người. Hội cũng tạo điều kiện cho 174 hội viên tiếp cận nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội với số tiền gần 1,6 tỷ  đồng.
Ngoài ra, để thúc đẩy phong trào giúp hội viên CCB làm kinh tế, Hội cũng đã tổ chức cho các chi hội người Kinh kết nghĩa với chi hội dân tộc thiểu số; thành lập câu lạc bộ “CCB sản xuất kinh doanh giỏi” để hội viên có dịp giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật. Nhờ đó, cuộc sống của hội viên từng bước được cải thiện, toàn xã hiện có khoảng 80/207 hộ hội viên có thu nhập từ 200 triệu đồng/năm trở lên và 10 hộ hội viên thu nhập từ 500 triệu đồng/năm trở lên.
Là một trong những CCB có thu nhập cao từ 4 ha cà phê và 2.000 trụ hồ tiêu, ông Trần Văn Hào (thôn 4) chia sẻ: “Cách đây vài năm, khi thấy 4 ha cà phê 17 năm tuổi của gia đình bắt đầu già cỗi, năng suất sụt giảm, tôi đã quyết định tái canh 2,5 ha. Thay vì mua cây giống trôi nổi ngoài thị trường, tôi chọn giống cà phê đa dòng của Viện Ea Kmat Tây Nguyên vì giống này cho cây chắc, tán rộng và quả to”. Cũng theo ông Hào, vườn cà phê tái canh của gia đình ông đã cho thu hoạch năm thứ 2 với năng suất như mong đợi, bình quân 5 tấn cà phê nhân/ha. Mới đây, gia đình ông đã tái canh 1,5 ha còn lại và trồng xen 300 cây bơ, sầu riêng. Không chỉ sản xuất kinh doanh giỏi, ông Hào còn tận tình hướng dẫn hội viên trong xã tái canh cà phê, trồng xen cây ăn quả trong diện tích cà phê, hồ tiêu để cải thiện thu nhập.
 Phương Dung

Có thể bạn quan tâm

Khai thác giá trị di tích thắng cảnh Biển Hồ gắn với phát triển du lịch

Khai thác giá trị di tích thắng cảnh Biển Hồ gắn với phát triển du lịch

(GLO)- Được công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia theo Quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16-11-1988 của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch), di tích thắng cảnh Biển Hồ (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) hàng năm thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.

Gắn kết nghĩa tình, chung tay xây dựng nông thôn mới

Kết nghĩa với các buôn làng: Thắt chặt nghĩa tình, chung tay xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với phương châm “phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, linh hoạt tùy theo điều kiện cụ thể của từng cơ quan, đoàn thể, đơn vị”, chương trình kết nghĩa với các làng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn TP. Pleiku đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

(GLO)- Với những giải pháp cụ thể cùng nhiều nguồn lực hỗ trợ, năm 2024, xã vùng 3 Ayun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã giảm được 65 hộ nghèo, 30 hộ cận nghèo. Tuy nhiên đến nay, hộ nghèo, cận nghèo ở xã vẫn chiếm tỷ lệ rất cao nên công tác giảm nghèo bền vững gặp nhiều khó khăn.

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

(GLO)- Chiều 14-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.