Cựu chiến binh Đức Cơ nỗ lực làm giàu, sẻ chia khó khăn với đồng đội

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Qua hoạt động sản xuất, kinh doanh giỏi, các hội viên cựu chiến binh trong Câu lạc bộ "Cựu chiến binh sản xuất, kinh doanh giỏi" huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương và tích cực giúp đỡ hộ nghèo, đồng đội khi khó khăn.

Vươn lên làm giàu

Ông Nguyễn Thành Long-Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện, kiêm Chủ nhiệm câu lạc bộ (CLB) “Cựu chiến binh sản xuất, kinh doanh giỏi” huyện cho biết: Ngoài CLB của huyện thì 10/10 Hội Cựu chiến binh cấp xã đều ra mắt và duy trì CLB. CLB “Cựu chiến binh sản xuất, kinh doanh giỏi” huyện có 65 hội viên, trong đó 7 hội viên là nòng cốt của CLB “Cựu chiến binh sản xuất, kinh doanh giỏi” tỉnh. Trên địa bàn huyện hiện có 2 doanh nghiệp, 2 hợp tác xã, 17 trang trại (quy mô từ 5-50 ha), 41 gia trại (quy mô từ 1-5 ha),...do cựu chiến binh làm chủ. Qua rà soát, tổng hợp thì tổng diện tích vườn cây các loại do hội viên CLB sở hữu hơn 328 ha, gồm: 78,2 ha cây cao su; 78 ha cây cà phê; 41,5 ha cây sầu riêng; 62 ha điều, 20 ha bưởi da xanh,...Có 2 hộ hội viên thu nhập bình quân đạt trên 10 tỷ đồng/năm; các hội viên còn lại thu nhập bình quân từ 200 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng/năm.

Cựu chiến binh Nguyễn Tiến Nối đang chăm sóc cây trồng. Ảnh: P.D

Cựu chiến binh Nguyễn Tiến Nối đang chăm sóc cây trồng. Ảnh: P.D

Lập nghiệp tại huyện biên giới Đức Cơ từ năm 1993, cựu chiến binh Nguyễn Tiến Nối (thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl) chia sẻ: “Mua được mảnh đất, dựng tạm ngôi nhà là hết sạch vốn liếng. Vợ chồng đi làm thuê để có tiền trang trải cuộc sống, rồi tằn tiện, tích góp mua đất sản xuất. Năm 1997, tôi mua được 3 ha đất trồng cây cà phê. Đến năm 2003 thì mua thêm 3 ha trồng cao su tiểu điền. Có tiền là mua đất, vì vậy có thời điểm vợ chồng tôi sở hữu gần 20 ha nhưng rồi làm không xuể nên lại bán bớt”. Hiện gia đình ông chỉ giữ lại 10 ha, trong đó trồng, khai thác 7 ha cao su tiểu điền, 5 sào cà phê và 2,5 ha cây ăn trái, chủ yếu là sầu riêng. Mỗi ngày, gia đình ông thu 3 triệu đồng từ tiền khai thác, bán mủ cao su. Năm 2023, gia đình ông thu 400 triệu đồng từ 1,5 ha sầu riêng.

Với tinh thần không cam chịu đói nghèo, cựu chiến binh Rơ Mah Duen (làng Dơk Ngol, xã Ia Dơk) đã chuyển đổi toàn bộ diện tích đất sản xuất trước đây chỉ trồng mì, trồng bắp sang các loại cây công nghiệp: cao su tiểu điền (2 ha), cà phê (1.500 cây), điều (2 ha). “Nhờ học hỏi từ anh em đồng đội, cuộc sống gia đình mình đã đổi khác. Như năm 2022, gia đình thu về trên 500 triệu đồng. Cụ thể, cà phê đạt gần 4 tấn nhân, điều đạt năng suất 7 tấn; riêng cao su thì thu ổn định 500 ngàn đồng/ngày. Năm vừa rồi, do ảnh hưởng khí hậu nên năng suất điều, cà phê đều giảm, thu nhập của gia đình giảm còn 300 triệu đồng”-ông Duen cho hay.

Ngoài trồng trọt, ông còn duy trì đàn gia súc với 6 con trâu, 8 con bò. Theo ông Duen, việc duy trì đàn gia súc mỗi lúc một khó, do đồng cỏ bị thu hẹp, song nếu không chăn nuôi thì chi phí đầu tư phân bón cho trồng trọt tăng cao. Hơn nữa, nguồn phân hóa học sẽ không đảm bảo cho cây trồng phát triển bền vững, không cho năng suất ổn định.

Cựu chiến binh Rơ Mah Duen duy trì đàn gia súc để có nguồn phân bón cho cây trồng. Ảnh: P.D

Cựu chiến binh Rơ Mah Duen duy trì đàn gia súc để có nguồn phân bón cho cây trồng. Ảnh: P.D

Hỗ trợ cộng đồng

Với vai trò là “cầu nối”, các CLB “Cựu chiến binh sản xuất, kinh doanh giỏi” ở huyện Đức Cơ duy trì tổ chức sinh hoạt định kỳ để hội viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển kinh tế; hỗ trợ và tạo điều kiện giúp đỡ hội viên có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên trong trong cuộc sống, từ đó góp phần xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh. Mặt khác, các CLB còn phối hợp tổ chức tham quan, học tập các mô hình sản xuất-kinh doanh giỏi; mời cán bộ kỹ thuật trong khu vực về để giới thiệu các phương pháp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên các loại cây trồng, như: hồ tiêu, cà phê, sầu riêng và các loại cây ăn quả khác.

Về phía hội viên CLB luôn phát huy tinh thần gương mẫu, tích cực tham gia các phong trào thi đua, đi đầu trong việc ủng hộ các loại quỹ nhân đạo, từ thiện, khuyến học, xây dựng nông thôn mới,... tại địa phương. “Có 5 lao động làm việc thường xuyên cho gia đình với mức thu nhập từ 7-9 triệu đồng/tháng. Trong đó, 4 lao động phụ trách việc khai thác mủ cao su; 1 lao động chăm sóc vườn cây sầu riêng. Từ năm 2022 đến nay, tôi đều dành ra 6 triệu đồng/năm để trao tặng học bổng cho những học sinh nghèo vượt khó, học giỏi trên địa bàn xã”-ông Nối chia sẻ.

Chủ nhiệm CLB "Cựu chiến binh sản xuất, kinh doanh giỏi" huyện Đức Cơ (áo trắng) Nguyễn Thành Long trò chuyện cùng cựu chiến binh Rơ Mah Duen (ngoài cùng bên trái). Ảnh: P.D

Chủ nhiệm CLB "Cựu chiến binh sản xuất, kinh doanh giỏi" huyện Đức Cơ (áo trắng) Nguyễn Thành Long trò chuyện cùng cựu chiến binh Rơ Mah Duen (ngoài cùng bên trái). Ảnh: P.D

Đặc biệt, họ luôn sẵn sàng chia sẻ khó khăn trong cuộc sống cùng đồng chí, đồng đội. Chỉ tính riêng năm 2023, CLB “Cựu chiến binh sản xuất, kinh doanh giỏi” huyện đã trực tiếp hỗ trợ và tiếp nhận nguồn hỗ trợ xóa nhà dột nát cho 3 hội viên cựu chiến binh trên địa bàn. Cụ thể, xây dựng và bàn giao nhà “Nghĩa tình đồng đội” cho hội viên Siu Điên (làng Sung Le Kắt, xã Ia Kla) với tổng số tiền 100 triệu đồng, trong đó CLB hỗ trợ 50 triệu đồng, gia đình đối ứng 50 triệu đồng; hỗ trợ xây nhà “Nghĩa tình đồng đội” cho hội viên Siu Lưu (làng Mook Đen 1, xã Ia Dom) với tổng số tiền 107 triệu đồng, trong đó Hội Doanh nhân TP. Hồ Chí Minh và CLB từ thiện “Những người bạn” hỗ trợ 60 triệu đồng. Riêng nhà “Nghĩa tình đồng đội” cho hội viên Rơ Châm Lan (làng Lang, xã Ia Dơk), Hội Cựu chiến binh huyện hỗ trợ 2 triệu đồng và trích quỹ “Nghĩa tình đồng đội” hỗ trợ 25 triệu đồng.

Năm 2023, CLB "Cựu chiến binh sản xuất, kinh doanh giỏi" huyện đã hỗ trợ và tiếp nhận các nguồn hỗ trợ xóa 2 nhà dột nát cho hội viên cựu chiến binh khó khăn. Ảnh: P.D

Năm 2023, CLB "Cựu chiến binh sản xuất, kinh doanh giỏi" huyện đã hỗ trợ và tiếp nhận các nguồn hỗ trợ xóa 2 nhà dột nát cho hội viên cựu chiến binh khó khăn. Ảnh: P.D

Trao đổi với P.V, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện kiêm Chủ nhiệm CLB “Cựu chiến binh sản xuất, kinh doanh giỏi” huyện khẳng định, kết quả mang lại từ hoạt động sản xuất-kinh doanh không chỉ làm giàu cho chính hội viên mà còn góp phần vào công tác xóa đói, giảm nghèo tại địa phương. Trong nhiệm kỳ 2023-2028, CLB phấn đấu kết nạp từ 10 hội viên trở lên vào CLB; xây dựng quỹ nội bộ phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ đạt bình quân 7 triệu đồng/hội viên (nguồn quỹ hiện có 391 triệu đồng) để giải quyết cho hội viên nghèo vay phát triển kinh tế gia đình với lãi suất thấp.

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya đang tổ chức tại khu vực nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây không chỉ là dịp để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của loài hoa dã quỳ, mà còn là cơ hội để thưởng thức những sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

Nông dân Hoàng Văn Câu làm giàu từ nuôi bò vỗ béo

Nông dân Hoàng Văn Câu làm giàu từ nuôi bò vỗ béo

(GLO)- Việc lựa chọn và chuyển đổi nghề phù hợp với điều kiện thực tế đã giúp gia đình anh Hoàng Văn Câu (SN 1988, làng Phung, xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành triệu phú. Mỗi năm, gia đình anh thu về trên 600 triệu đồng từ mô hình nuôi bò vỗ béo.