Cuộc thi viết "Pleiku: Đất và người": Thông điệp ý nghĩa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Tiếp sau cuộc thi viết về chủ đề “Du lịch phố núi Pleiku”, năm 2022, Báo Gia Lai phối hợp với UBND TP. Pleiku tổ chức cuộc thi viết “Pleiku: Đất và người” trên báo Gia Lai. Theo đánh giá, đây là cuộc thi có chủ đề rộng, hấp dẫn nhằm mang đến cho công chúng cái nhìn toàn diện và thông điệp ý nghĩa về lịch sử phát triển của đô thị có tuổi đời gần 100 năm.
Với ý nghĩa đặc biệt của cuộc thi, ngay sau khi tổ chức lễ phát động, Ban tổ chức đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt thành của đông đảo các nhà báo, văn nghệ sĩ, cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân TP. Pleiku nói riêng và cả nước nói chung. Đặc biệt, các tác giả như: Bùi Quang Vinh (cán bộ hưu trí), Trần Thị Hồng Thi, Nguyễn Ngọc Tú (Báo Gia Lai), Đinh Thành Trung (Hà Nội)… đã dành sự quan tâm đặc biệt và có nhiều tác phẩm xuất sắc tham gia cuộc thi.
Về loại hình báo viết, Ban tổ chức đã tiếp nhận hàng trăm tác phẩm của các tác giả, nhóm tác giả trong và ngoài tỉnh tham gia dự thi. Với sự dụng công khảo cứu và tìm hiểu kỹ càng, các tác giả đã cung cấp cho công chúng nhiều tư liệu quý về lịch sử hình thành, phát triển của các khu dân cư, di tích lịch sử-văn hóa cũng như các điểm du lịch nổi tiếng trên địa bàn thành phố. Trong quá trình dựng xây cuộc sống trên cao nguyên Pleiku tươi đẹp, các thế hệ cư dân Việt đã tạo được mối quan hệ đoàn kết gắn bó với đồng bào dân tộc thiểu số bản địa. Đặc biệt, nhiều tác phẩm đã tái hiện thành công đời sống phong phú, giàu bản sắc của cư dân cũng như việc duy trì, phát triển các ngành nghề gắn với quá trình phát triển đô thị.
Pleiku hướng đến xây dựng thành phố xanh-sạch-đẹp và hiện đại ở khu vực Bắc Tây Nguyên. Ảnh: Phan Nguyên
Pleiku hướng đến xây dựng thành phố xanh-sạch-đẹp và hiện đại ở khu vực Bắc Tây Nguyên. Ảnh: Phan Nguyên
Bên cạnh những tác phẩm mang tính khảo cứu, nhiều tác giả, nhóm tác giả cũng đã phản ánh khá thành công quá trình tái thiết, xây dựng đô thị Pleiku từ ngày giải phóng (1975) đến nay. Đó là sự chuyển mình “Từ làng đến… đô thị loại I” gắn với những con người sống hết mình vì Pleiku thân yêu thể hiện qua các tác phẩm: “Người giữ nghề làm tương đen ở Phố núi”, “Người viết tình ca Pleiku”, “Nặng lòng với nhạc cụ truyền thống”, “Người Jrai giữ hồn rối gỗ”, “Người ghi chép ký ức qua ảnh”…
Đối với loại hình video clip, cuộc thi đã nhận được 26 tác phẩm. Đây là loại hình báo chí có nhiều thế mạnh về hình ảnh, âm thanh… nên được bạn đọc đón nhận và đánh giá cao. So với năm trước, thể loại truyền hình năm nay ghi nhận sự đầu tư công phu ở cách khai thác, đặt vấn đề hấp dẫn, thử nghiệm mới trong cách thể hiện, tìm tòi góc quay mới lạ, sử dụng âm nhạc, tiếng động hiện trường hiệu quả… Một số tác phẩm đã thực sự tạo được sự lan tỏa rộng rãi, thu hút sự quan tâm, yêu thích của khán giả. Clip “Đại sứ” du lịch Pleiku” của nhóm tác giả Hòa Giang-Xuân Trang (Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh) đã thử nghiệm thể loại photostory khá ấn tượng. Dù không có lời bình nhưng tác phẩm vẫn chuyển tải nhiều thông điệp đến khán giả qua hình tượng nhân vật Dương Thanh Nga với dự định trở thành “Đại sứ du lịch”. Hoặc seri 2 kỳ “Sứ giả” giới thiệu văn hóa, lịch sử Pleiku” của nhóm tác giả Trần Dung-Đỗ Hằng (Báo Gia Lai) đã cho thấy sự đa dạng, phong phú, đặc sắc của mặt hàng quà tặng lưu niệm của Phố núi. Những món quà đã theo chân du khách đến khắp mọi miền, trở thành “sứ giả” quảng bá nét đẹp của quê hương Pleiku.
Nhìn tổng thể, cuộc thi đã thành công ngoài mong đợi. Các tác phẩm tham gia dự thi đã tạo nên “cẩm nang” độc đáo về vùng đất và con người Pleiku trải qua gần 100 năm dựng xây và phát triển. Đây là cơ sở để thành phố giới thiệu, quảng bá hình ảnh về một Pleiku giàu tiềm năng phát triển đến với bạn bè trong nước và quốc tế.
Dù vậy, cuộc thi cũng bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục. Theo đó, mảng đề tài Pleiku anh hùng trong 2 cuộc kháng chiến vẫn chưa được khai thác và thể hiện xứng tầm. Bên cạnh đó, một số tác phẩm còn sơ sài về nội dung, yếu về hình thức thể hiện. Tuy số lượng video clip dự thi tăng hơn so với năm trước song số lượng tác giả tham gia lại khá ít, chỉ tập trung nhóm tác giả của Báo Gia Lai, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao TP. Pleiku. Một số video clip có nội dung trùng lặp, cách thể hiện chưa hấp dẫn; chưa trau chuốt về hình ảnh, lựa chọn âm nhạc và giọng đọc lời bình.
Đề cập chủ đề cuộc thi, nhà báo Bùi Quang Vinh (giải nhì loại hình báo viết) chia sẻ: “Pleiku là đô thị trẻ nhưng ẩn chứa nhiều giá trị lịch sử, văn hóa. Đặc biệt, nơi đây đã hội tụ, giao thoa nhiều nét văn hóa đặc sắc của các vùng miền trong cả nước. Do đó, việc lựa chọn chủ đề “Pleiku: Đất và người” là rất phù hợp. Tôi tin rằng, sau cuộc thi này sẽ có thêm nhiều người hiểu biết hơn về đô thị trẻ, năng động ở khu vực Bắc Tây Nguyên”.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hữu Sung-Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP. Pleiku, thành viên Ban tổ chức cuộc thi thì đánh giá: Đây là lần thứ 2 UBND TP. Pleiku phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức cuộc thi viết về đô thị trung tâm của tỉnh. Theo chúng tôi, cả 2 cuộc thi đều thành công và có sức lan tỏa sâu rộng. Vì vậy, tại lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Pleiku: Đất và người”, chúng tôi sẽ phát động cuộc thi với chủ đề: “Pleiku-cao nguyên xanh vì sức khỏe” và ảnh đẹp Pleiku. Hy vọng, trong thời gian tới, các nhà đầu tư và du khách sẽ chọn Pleiku là điểm đến thân thiện của mình.
DUY LÊ

Có thể bạn quan tâm

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

(GLO)- Từ sáng sớm ngày 2-11, nhiều du khách gần xa đã có mặt tại làng Dăng (xã Ia O, huyện Ia Grai) để đón xem Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh năm 2024. Không khí "trẩy hội" nơi biên giới vô cùng rộn ràng, náo nhiệt. Dưới đây là một số hình ảnh P.V Báo Gia Lai ghi nhận được.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

(GLO)- Nhờ triển khai thực hiện nghiêm nghị quyết của Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai và nhiệm vụ chính trị của đơn vị, thời gian qua, Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) đã đạt được những thành tích nổi bật và khẳng định năng lực lãnh đạo toàn diện trên các mặt công tác.

Ia Sao tập trung nguồn lực giảm nghèo bền vững

Ia Sao tập trung nguồn lực giảm nghèo bền vững

(GLO)- Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã tập trung nguồn lực hỗ trợ sinh kế, nhà ở và tạo việc làm cho người nghèo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế với an sinh xã hội.

Phú Thiện quyết tâm về đích nông thôn mới vào năm 2025

Phú Thiện quyết tâm về đích nông thôn mới vào năm 2025

(GLO)- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2020-2025) đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 trở thành huyện nông thôn mới. Trên cơ sở mục tiêu đề ra, huyện đã huy động mọi nguồn lực xây dựng nông thôn mới và đạt được những kết quả khả quan.

Chư Păh quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

Chư Păh quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Nhằm triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình MTQG gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh đã thành lập các tổ cộng đồng theo dõi, giám sát, hướng dẫn và hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo.

“Điểm tựa” của làng Ngo Le

“Điểm tựa” của làng Ngo Le

(GLO)- Chòm râu dài, ánh mắt sáng, dáng người khỏe khoắn, nhanh nhẹn là ấn tượng của chúng tôi khi gặp già làng Rơ Lan Vọng, người được xem là “điểm tựa” của làng Ngo Le (xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).