Cuộc sống hàng trăm ngàn gia đình ở Thái Lan bị đảo lộn do lũ lụt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Cục Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai Thái Lan ngày 28/12 cho biết, mưa lớn gây lũ lụt tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua đã làm đảo lộn cuộc sống của hàng trăm ngàn hộ gia đình ở 5 tỉnh miền Nam gồm Narathiwat, Pattani, Satun, Songkhla và Yala.
Các tỉnh phía nam Thái Lan bị lũ lụt uy hiếp. Nguồn: The Nation

Các tỉnh phía nam Thái Lan bị lũ lụt uy hiếp. Nguồn: The Nation

Hiện tại dù mực nước lũ đã bắt đầu giảm, song tình hình vẫn còn diễn biến nghiêm trọng tại 25 huyện của 3 tỉnh cực Nam là Narathiwat, Pattani và Yala. Tất cả 13 huyện của tỉnh Narathiwat vẫn đang bị ngập lụt, tỉnh Pattani tình hình còn phức tạp hơn do nước lũ từ các tỉnh Narathiwat và Yala thoát ra biển đều tràn qua tỉnh này.

Tại tỉnh Pattani, nước lũ tại một số khu vực của huyện Sai Buri và Muang dâng cao 2-3m. Đây là mức ngập lụt tồi tệ nhất trong 50 năm qua.

Tình trạng ngập lụt đã làm đảo lộn cuộc sống của hơn 100.000 hộ dân các tỉnh cực Nam Thái Lan. Theo Cục Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai Thái Lan, hơn 10 người đã thiệt mạng hoặc đang mất tích do bị nước lũ cuốn trôi. Nhiều trường học phải đóng cửa, hàng trăm bệnh viện và cơ sở y tế cũng không thể hoạt động.

Ước tính thiệt hại về kinh tế cũng rất lớn trong bối cảnh nhiều hoạt động kinh tế - xã hội bị ngưng trệ do hoạt động vận tải trên nhiều tuyến đường bộ, đường sắt phải tạm dừng. Hàng chục nghìn hecta hoa màu bị ngập úng và hoạt động nuôi trồng thủy hải sản, vật nuôi bị ảnh hưởng nặng nề.

Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin hôm 26/12 đã có chuyến thị sát tới tỉnh Narathiwat để chỉ đạo biện pháp ứng phó với tình hình lũ lụt cũng như khắc phục hậu quả do thiên tai. Bộ Y tế Công cộng Thái Lan đã thành lập các trung tâm điều hành y tế công cộng và y tế khẩn cấp để kịp thời cấp cứu, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do lũ lụt.

Có thể bạn quan tâm

Chị Trần Diễm Trinh trong một buổi học vẽ để cân bằng cảm xúc

Cảnh giác với hội chứng trầm cảm cười

(GLO)- Với “lá chắn cảm xúc” dựng nên từ sự vui vẻ, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, thậm chí hoàn thành tốt công việc, một số người đã khiến không ít người xung quanh bất ngờ khi biết họ rơi vào rối loạn trầm cảm kéo dài trước đó.

Con trăn gấm trong Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku) đã được đưa về Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh để chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: N.D

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm

(GLO)- Thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân đã tự nguyện giao nộp nhiều cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm để các cơ quan chuyên môn chăm sóc trước khi thả về môi trường tự nhiên. Đây là hành động chung tay bảo vệ động vật hoang dã, góp phần bảo tồn loài gắn với đa dạng sinh học.

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

Sẵn sàng ứng phó với hạn hán, cháy rừng

(GLO)- Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, mùa khô 2024-2025, nắng nóng kéo dài gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến sản xuất và nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Liên quan đến vấn đề này, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.

Đứng về phía người nghèo

Đứng về phía người nghèo

(GLO)- Trong nhiều nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi phải hoàn thành trong năm 2025, Trung ương tập trung tháo gỡ kịp thời điểm nghẽn, khó khăn, vướng mắc phát sinh và phát động các phong trào thi đua. 

Pleiku khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát

Pleiku khẩn trương xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Cùng với cả nước, TP. Pleiku đã và đang huy động nhiều nguồn lực tập trung triển khai thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân trên địa bàn với tinh thần khẩn trương, phấn đấu hoàn thành trước ngày 30-4-2025.