Công ty Thủy điện An Khê-Ka Nak ứng dụng chuyển đổi số trong kỳ thi sát hạch nghề

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-

Công ty Thủy điện An Khê-Ka Nak vừa tổ chức kỳ thi nâng bậc, giữ bậc và kiểm tra sát hạch nghề năm 2024.

Các thí sinh thi phần thi trắc nghiệm trên phần mềm E-learning tại Nhà máy Thủy điện Ka Nak. Ảnh: Thu Hoài

Các thí sinh thi phần thi trắc nghiệm trên phần mềm E-learning tại Nhà máy Thủy điện Ka Nak. Ảnh: Thu Hoài

Điểm mới của kỳ thi lần này là Công ty Thủy điện An Khê-Ka Nak áp dụng chuyển đổi số vào công tác tổ chức và triển khai kỳ thi. Đây là một bước tiến quan trọng trong công tác đào tạo và chuyển đổi số, góp phần nâng cao kỹ năng, trình độ tay nghề và kỹ thuật vận hành cho đội ngũ công nhân kỹ thuật và các chức danh vận hành của đơn vị.

Tham gia kỳ thi lần này có 27 thí sinh là đội ngũ công nhân kỹ thuật, các chức danh vận hành, người lao động trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh tại phân xưởng vận hành của Nhà máy Thủy điện An Khê, Nhà máy Thủy điện Ka Nak và Phân xưởng sửa chữa.

Các thí sinh tham dự kỳ thi phải trải qua phần thi lý thuyết bằng cách trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trên phần mềm E-Learning và phần thi viết tự luận, vấn đáp, thực hành của Hội đồng thi với nội dung thí nghiệm, kiểm định, bảo dưỡng và sửa chữa, thao tác vận hành; xử lý sự cố thiết bị trong dây chuyền sản xuất điện năng…

Việc ứng dụng chuyển đổi số vào thi nâng bậc giúp Công ty Thủy điện An Khê-Ka Nak tiết kiệm thời gian, chi phí và chủ động, linh hoạt về địa điểm, thời gian làm bài thi. Ảnh: Thu Hoài

Việc ứng dụng chuyển đổi số vào thi nâng bậc giúp Công ty Thủy điện An Khê-Ka Nak tiết kiệm thời gian, chi phí và chủ động, linh hoạt về địa điểm, thời gian làm bài thi. Ảnh: Thu Hoài

Đánh giá kỳ thi, ông Đặng Văn Tuần-Giám đốc Công ty Thủy điện An Khê-Ka Nak, Chủ tịch Hội đồng thi cho biết: Tất cả các thí sinh đều chấp hành tốt các quy định và quy chế của kỳ thi. Kết quả, 100% thí sinh đạt kết quả tốt. Điều này cho thấy kiến thức chuyên môn, trình độ thực hành nghề nghiệp của đội ngũ công nhân kỹ thuật vững vàng, khả năng thao tác, vận dụng linh hoạt, thành thạo các phần mềm chuyển đổi số trong công tác. Đây là yếu tố quan trọng để đội ngũ lao động của Công ty hòa nhập tốt trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ 4.0.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Tọa đàm về nhu cầu, thị hiếu và thị trường trong và ngoài nước

Gia Lai: Tọa đàm về nhu cầu, thị hiếu và thị trường trong và ngoài nước

(GLO)-Sáng 8-11, tại TP. Pleiku, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với Vụ thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công thương); Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức tọa đàm cập nhật thông tin về nhu cầu, thị hiếu, phổ biến quy định thị trường trong và ngoài nước.

Nông dân Hoàng Văn Câu làm giàu từ nuôi bò vỗ béo

Nông dân Hoàng Văn Câu làm giàu từ nuôi bò vỗ béo

(GLO)- Việc lựa chọn và chuyển đổi nghề phù hợp với điều kiện thực tế đã giúp gia đình anh Hoàng Văn Câu (SN 1988, làng Phung, xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành triệu phú. Mỗi năm, gia đình anh thu về trên 600 triệu đồng từ mô hình nuôi bò vỗ béo.