Công ty Điện lực Gia Lai: Triển khai các phương án phòng- chống lụt bão

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Việc bảo đảm cung cấp điện cho hoạt động sản xuất-kinh doanh và phục vụ sinh hoạt của người dân trong suốt mùa mưa bão được coi là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Do vậy, Công ty Điện lực Gia Lai đã chủ động xây dựng phương án phòng-chống lụt bão, đồng thời triển khai sâu rộng đến các điện lực trực thuộc với phương châm: phòng là chính, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại nếu xảy ra lụt bão.

 Kiểm tra lưới điện trước mùa mưa bão. Ảnh: H.D
Kiểm tra lưới điện trước mùa mưa bão. Ảnh: H.D

Mới đây, sau khi được sự đồng ý của UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và PTNT, Điện lực Chư Prông đã chặt hạ gần 500 cây có khả năng ngã đổ vào đường dây điện, thường xuyên đe dọa lưới điện đi qua địa bàn các xã: Ia Mơr, Ia Púch, Ia Vê, Ia Lâu. Trước đó không lâu, Điện lực Chư Prông cũng đã triển khai sửa chữa đường dây hạ áp và trạm biến áp phụ tải khu vực Chư Prông gồm 2 hạng mục: sửa chữa 9,233 km đường dây hạ thế và thay 20 vỏ tủ điện rỉ sét với tổng kinh phí gần 2 tỷ đồng. Đến nay, công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tất cả những việc làm này đã tạo điều kiện để đơn vị củng cố lưới điện trước mùa mưa bão 2016, đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định cho người dân trong khu vực, đồng thời góp phần giảm tổn thất điện năng.

Với địa hình phức tạp, thường bị chia cắt khi xảy ra bão lụt, công tác chuẩn bị sẵn sàng đối phó với những sự cố bất ngờ, đảm bảo cung cấp điện liên tục, ổn định là cực kỳ quan trọng. Do vậy, ngay đầu mùa mưa, Công ty Điện lực Gia Lai đã tiến hành kiện toàn Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Công ty và các đơn vị trực thuộc, đồng thời lập phương án, tổ chức diễn tập phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến cơ sở. Công tác chuẩn bị sẵn sàng đối phó với những sự cố bất ngờ, đảm bảo cung cấp điện liên tục, ổn định bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân được thể hiện rõ trong phương án phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn do đơn vị lập ra với phương châm 4 tại chỗ, gồm: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Công ty Điện lực Gia Lai gồm 30 người, đội xung kích gồm 52 người.

Công ty Điện lực Gia Lai hiện quản lý gần 8.000 km đường dây trung-hạ áp, cấp điện đến 14 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố thuộc tỉnh. Để đảm bảo lưới điện luôn được vận hành đảm bảo an toàn, liên tục, công tác sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn các công trình điện luôn được Công ty đặc biệt chú trọng thực hiện trên cơ sở khối lượng, nguồn vốn của Tổng Công ty Điện lực Miền Trung giao. Tới nay, Công ty đã tiến hành thay thế, nâng tiết diện 45,742 km đường dây trung áp, 86,791 km đường dây hạ áp; kẹp thêm dây vào dây cũ để nâng tiết diện dây dẫn cho 41,44 km đường dây trung áp và 55,69 km đường dây hạ áp. Ngoài ra, việc sửa chữa, bổ sung 38 thiết bị đóng cắt tự động trên lưới và phân đoạn đường dây hợp lý bằng thiết bị đóng cắt phù hợp đã có tác dụng lớn trong việc chọn lọc, phân vùng sự cố và thu hẹp phạm vi mất điện.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền về sử dụng điện an toàn, nhất là trong mùa mưa bão cũng được Công ty Điện lực Gia Lai chú trọng. Đã có 340.000 tờ rơi và 205 tấm pa-nô được lắp đặt trên các tuyến đường lớn để tuyên truyền an toàn điện với nhiều nội dung quan trọng như: không xây dựng, lấn chiếm trái phép hành lang an toàn lưới điện cao áp; không đào xới, trồng cây gần các công trình điện; không sử dụng thiết bị điện không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện an toàn; không dùng dây trần làm dây dẫn điện trong nhà; không dùng điện theo cách lấy điện một pha bằng một dây dẫn, còn dây nguội đấu xuống giếng, xuống ao hoặc đấu nối vào đường ống nước; các thiết bị điện trong nhà cần được lắp riêng biệt cho từng tầng, có bộ phận ngắt điện riêng; vùng dân cư có nguy cơ ngập lụt cần lắp đường dây điện, ổ cắm cao trên 1,5 mét đề phòng bị ngập nước...

Với tinh thần chủ động, Công ty Điện lực Gia Lai đã và đang thực hiện nghiêm túc các phương án phòng-chống lụt bão, bảo đảm cung cấp điện ổn định phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tuy vậy, bên cạnh những giải pháp tích cực của Công ty Điện lực Gia Lai, mỗi người dân, mỗi tổ chức cũng cần nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, thực hiện các quy định an toàn trong sử dụng điện để ngăn ngừa nguy cơ, sự cố tai nạn điện trong mùa mưa bão.  

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.