Công ty Điện lực Gia Lai: Tiên phong chống "ô nhiễm trắng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Không tuyên truyền suông, không vận động chay, phong trào “Chống rác thải nhựa” tại Công ty Điện lực Gia Lai thời gian qua đã đi vào thực chất với những hành động cụ thể, quyết liệt và có sức lan tỏa mạnh mẽ.
Thời gian gần đây, tại các hội họp của Điện lực Pleiku, trên bàn đã hoàn toàn vắng bóng các chai đựng nước bằng nhựa mà thay vào đó là những bộ bình ly thủy tinh. Đơn vị cũng không sử dụng đồ nhựa, vật tư, ấn phẩm nhựa dùng một lần, không sử dụng túi ni lông trong các hoạt động. Ông Nguyễn Thanh Toàn-Trưởng phòng Tổng hợp (Điện lực Pleiku) cho biết: “Lâu nay, đa số cán bộ, công nhân viên của đơn vị có thói quen sử dụng chai nhựa, túi ni lông để phục vụ một số công việc hàng ngày, bởi những vật dụng này giá rẻ, dễ sử dụng, không bị vỡ hay hư hỏng, sử dụng một lần rồi bỏ. Tuy nhiên, hiện nay, Điện lực Pleiku đang tích cực chỉ đạo triển khai tuyên truyền đến từng cán bộ, công nhân viên và người lao động để thay đổi ngay thói quen này. Tại các phòng làm việc của đơn vị đều sử dụng bình thủy tinh để đựng nước uống, không sử dụng chai nhựa như trước đây, cũng không sử dụng túi ni lông trong mọi trường hợp”.
 Những chiếc bình đựng nước bằng thủy tinh đã thay thế cho chai nhựa dùng một lần tại các phòng làm việc của Điện lực Pleiku. Ảnh: H.D
Những chiếc bình đựng nước bằng thủy tinh đã thay thế cho chai nhựa dùng một lần tại các phòng làm việc của Điện lực Pleiku. Ảnh: H.D
Không chỉ ở Điện lực Pleiku mà phong trào “Chống rác thải nhựa” đã được triển khai tại tất cả các đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực Gia Lai. Nhiều văn bản, tài liệu tuyên truyền về chống rác thải nhựa, đồ nhựa dùng một lần đã được ban hành trong toàn Công ty, bước đầu làm thay đổi nhận thức, thói quen của cán bộ, công nhân viên và người lao động. Đặc biệt, từ ngày 1-8, tất cả các đơn vị đều không sử dụng đồ nhựa dùng một lần, không dùng túi ni lông trong mọi hoạt động. Tại các hội nghị, hội thảo, tuyệt đối không sử dụng chai nước nhựa sử dụng một lần, không sử dụng đồ nhựa, vật tư, ấn phẩm nhựa dùng một lần, không sử dụng túi ni lông.
Ngoài ra, để hưởng ứng phong trào này, Công ty Điện lực Gia Lai cũng tổ chức nhiều chương trình thu thu gom rác thải, phát túi vải tái chế tại chợ dân sinh, đổi rác thải nhựa lấy cây xanh... Qua đó góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về việc hạn chế túi ni lông, chuyển sang sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường.
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc-Phó Chánh Văn phòng Công ty Điện lực Gia Lai-đánh giá: “Chúng tôi nhận thấy đa số các đơn vị đã thực hiện rất nghiêm túc phong trào “Chống rác thải nhựa”. Để đảm bảo việc triển khai diễn ra thường xuyên, liên tục và đạt hiệu quả cao, thời gian tới, Công ty sẽ đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động, giám sát thực hiện phong trào này. Đồng thời tổ chức các phong trào thi đua một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đặc thù hoạt động của đơn vị. Cùng với đó là biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân tích cực và nhân rộng phong trào”.
HÀ DUY

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.