Cơ sở lưu trú Gia Lai chờ ngày mở hội cồng chiêng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Còn gần 2 tháng nữa Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2018 sẽ chính thức diễn ra với nhiều hoạt động hấp dẫn. Sự kiện này dự kiến sẽ thu hút khoảng 30 ngàn lượt du khách trong và ngoài nước đến Gia Lai. Do đó, việc bảo đảm chỗ ở cho du khách đã được các cơ sở lưu trú chuẩn bị sẵn sàng từ cơ sở vật chất, nhân lực phục vụ lẫn các vấn đề liên quan.
Theo kế hoạch tổ chức Festival, 2 địa điểm chính tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ lễ hội là TP. Pleiku và huyện Chư Pah. Chư Pah cách không xa trung tâm thành phố, do đó du khách có thể đi về trong ngày và lựa chọn phương án lưu trú ngay trong thành phố.
Đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp dịch vụ
Các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh đã sẵn sàng cho Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2018. Ảnh: Đ.T
Các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh đã sẵn sàng cho Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2018. Ảnh: Đ.T
Tỉnh ta hiện có 81 khách sạn với tổng số 2.095 buồng, trong đó có một khách sạn 4 sao, 3 khách sạn 3 sao, 51 khách sạn 1-2 sao, 26 khách sạn đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch. Ngoài ra, có 1 khách sạn tiêu chuẩn 3 sao đang gấp rút hoàn thành các hạng mục cuối cùng để đưa vào hoạt động đúng dịp Festival diễn ra. Ông Nguyễn Trần Hanh-đại diện Công ty cổ phần Du lịch Gia Lai-cho biết: “Công ty đang phấn đấu hoàn thành việc xây dựng Khách sạn 86 (đường Nguyễn Văn Trỗi, TP. Pleiku) và đưa vào hoạt động đúng dịp Festival trong tháng 11 tới. Đây là khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao với 55 phòng nghỉ và các dịch vụ đi kèm, phục vụ khoảng 110 khách”.
Các cơ sở lưu trú khác cũng chủ động chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên, nâng cấp dịch vụ để phục vụ du khách tốt nhất trong dịp này. Hoạt động lưu trú ở Phố núi lâu nay vốn khá trầm lắng, tỷ lệ sử dụng buồng/phòng thấp với chỉ 55%. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều khách sạn đã có những khởi động cho mùa lễ hội khi lượng khách đặt phòng vào đầu tháng 11 đã tăng rõ rệt. Ông Mai Văn Huấn-quản lý Khách sạn Pleiku, khách sạn hiện có 70 phòng, phục vụ tối đa khoảng 130 khách. Hiện tại, khách đặt phòng cho Festival chưa có sự gia tăng đột biến, chủ yếu là khách thường xuyên nhưng đơn vị đã chuẩn bị sẵn sàng để phục vụ du khách tốt nhất dịp lễ hội sắp tới. “Đến nay, đội ngũ nhân viên khách sạn đã được tham gia 2-3 lớp tập huấn do ngành Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức về nâng cao kỹ năng nghề, nhất là cung cách, thái độ phục vụ. Riêng vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh trật tự, chuẩn bị phòng hội nghị, hội thảo… được chúng tôi thường xuyên kiểm tra chu đáo, đảm bảo các điều kiện tốt nhất để góp phần vào thành công chung của Festival lần này”-ông Huấn thông tin.
Ông Nguyễn Đức Hoàng-Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh, cho biết: “Từ nay đến lúc lễ hội diễn ra, chúng tôi sẽ mở thêm lớp tập huấn để đội ngũ nhân viên tại các cơ sở lưu trú, đặc biệt là ở các khách sạn lớn, nắm được tinh thần, thái độ phục vụ. Sở cũng quán triệt các cơ sở kinh doanh không tăng giá dịch vụ trong dịp này”.
Trải nghiệm homestay, farmstay
Mô hình farmstay vừa đi vào hoạt động góp phần làm phong phú thêm dịch vụ lưu trú tại Phố núi trong dịp lễ hội. Ảnh: Nhật Tân2
Mô hình farmstay vừa đi vào hoạt động góp phần làm phong phú thêm dịch vụ lưu trú tại Phố núi trong dịp lễ hội. Ảnh: Nhật Tân
Ngoài khách sạn, nhà nghỉ, thêm một lựa chọn thú vị cho du khách đến với Gia Lai dịp này là sẽ có cùng lúc 3 homestay đưa vào hoạt động với chung 1 tên gọi là “Cafe Phượt” ở các địa chỉ: đường Lê Hồng Phong, hẻm Hùng Vương và đường Phạm Hồng Thái (TP. Pleiku). Mô hình này do chị Nguyễn Thúy Loan-chủ quán cà phê Phượt (đường Lê Hồng Phong, TP. Pleiku) và các cộng sự bắt tay thực hiện. Từng có kinh nghiệm kinh doanh mô hình lưu trú này, chị Loan chia sẻ: “Đặc trưng của mô hình homestay là khách có thể trải nghiệm văn hóa, khám phá vùng đất, ẩm thực địa phương cùng với chủ nhà. Tại 3 địa điểm trên, chúng tôi đều cải tạo theo đúng mô hình homestay, không quá đòi hỏi tiện nghi như khách sạn nhưng đáp ứng nhu cầu tối thiểu của khách như có bếp nấu ăn nếu khách muốn tự tay nấu nướng, có phòng khách, phòng ngủ riêng”.
Khách ở homestay “Cafe Phượt” được đích thân chị Loan và các cộng sự chỉ dẫn hoặc trực tiếp đưa đi tham quan các địa điểm vui chơi, ăn ngon, chụp ảnh đẹp… Mỗi homestay có sức chứa 10-30 người với giá chỉ từ 50 ngàn đồng/người/đêm. “Tôi muốn khách có thêm trải nghiệm thú vị khi đến Gia Lai, điều mà nếu ở khách sạn sẽ ít có cơ hội. Các cộng sự bắt tay làm mô hình homestay này đều là những người ưa xê dịch, yêu cảnh đẹp Gia Lai và đã có kinh nghiệm nhất định trong việc hướng dẫn, do đó có thể đồng hành cùng khách du lịch khi họ yêu cầu”-chị Loan nói.
Đưa vào hoạt động từ đầu tháng 8-2018, “XOM Organic Farm Stay” (nằm phía sau Bệnh viện Nhi) là mô hình lưu trú khá mới mẻ tại Phố núi của anh Nguyễn Tấn Nhật Tân. Farmstay là mô hình trang trại mini, phục vụ đối tượng khách hàng vừa muốn có sự trải nghiệm phong vị văn hóa bản địa, vừa thư giãn trong môi trường thiên nhiên trong lành. XOM Organic Farm Stay có thể làm nơi lưu trú cho một nhóm 10 người; ngoài phòng bếp, phòng sinh hoạt, phòng ngủ với nội thất được thiết kế theo phong cách sang trọng, cổ điển còn có sân chơi ngoài trời, đặc biệt khách được sử dụng thực phẩm xanh-sạch ngay tại vườn. Từ đây, du khách chỉ mất 10 phút đi xe ra trung tâm thành phố, 10 phút đến bến xe Đức Long Gia Lai và 15 phút để ra Sân bay Pleiku.
Festival là lễ hội thu hút khách du lịch đến Gia Lai nhiều nhất trong năm. Đây là dịp để quảng bá hình ảnh tỉnh nhà, vì vậy, những mô hình homestay hay farmstay sẽ góp phần làm cho trải nghiệm của du khách đáng giá hơn, để có thêm những lần trở lại…
Nguyên Bình

Có thể bạn quan tâm

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

(GLO)- Từ sáng sớm ngày 2-11, nhiều du khách gần xa đã có mặt tại làng Dăng (xã Ia O, huyện Ia Grai) để đón xem Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh năm 2024. Không khí "trẩy hội" nơi biên giới vô cùng rộn ràng, náo nhiệt. Dưới đây là một số hình ảnh P.V Báo Gia Lai ghi nhận được.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

(GLO)- Nhờ triển khai thực hiện nghiêm nghị quyết của Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai và nhiệm vụ chính trị của đơn vị, thời gian qua, Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) đã đạt được những thành tích nổi bật và khẳng định năng lực lãnh đạo toàn diện trên các mặt công tác.

Ia Sao tập trung nguồn lực giảm nghèo bền vững

Ia Sao tập trung nguồn lực giảm nghèo bền vững

(GLO)- Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã tập trung nguồn lực hỗ trợ sinh kế, nhà ở và tạo việc làm cho người nghèo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế với an sinh xã hội.

Phú Thiện quyết tâm về đích nông thôn mới vào năm 2025

Phú Thiện quyết tâm về đích nông thôn mới vào năm 2025

(GLO)- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2020-2025) đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 trở thành huyện nông thôn mới. Trên cơ sở mục tiêu đề ra, huyện đã huy động mọi nguồn lực xây dựng nông thôn mới và đạt được những kết quả khả quan.

Chư Păh quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

Chư Păh quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Nhằm triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình MTQG gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh đã thành lập các tổ cộng đồng theo dõi, giám sát, hướng dẫn và hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo.

“Điểm tựa” của làng Ngo Le

“Điểm tựa” của làng Ngo Le

(GLO)- Chòm râu dài, ánh mắt sáng, dáng người khỏe khoắn, nhanh nhẹn là ấn tượng của chúng tôi khi gặp già làng Rơ Lan Vọng, người được xem là “điểm tựa” của làng Ngo Le (xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).