Cơ hội để xuất khẩu sản phẩm tiêu biểu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cùng với phát triển sản xuất, xây dựng thương hiệu thì quảng bá, giới thiệu sản phẩm ra nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra cơ hội xuất khẩu cho các sản phẩm tiêu biểu của Gia Lai.

Hỗ trợ quảng bá sản phẩm

Mở đầu cho chương trình xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương năm 2025, từ ngày 2 đến 6-4, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công thương) hỗ trợ 8 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia “Triển lãm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành hữu nghị tại Savannakhet lần thứ 5” tại tỉnh Savannakhet, Lào.

Theo đó, Gia Lai có cụm gian hàng 90 m2 (tương đương 10 gian hàng tiêu chuẩn) để giới thiệu về sản phẩm, hình ảnh danh lam thắng cảnh đặc trưng của tỉnh bằng song ngữ Việt-Lào.

Tham gia trực tiếp có 8 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh gồm: Công ty TNHH Baka (giới thiệu, quảng bá các sản phẩm cà phê); Công ty TNHH Nhất Nông Gia Lai (giới thiệu, quảng bá sản phẩm cốt gừng mật ong, atiso đỏ mật ong, dầu gấc nguyên chất AGILA); Công ty TNHH một thành viên Khoa học sâm Gia Lai (giới thiệu, quảng bá các sản phẩm sâm, sâm yến); hộ kinh doanh Nguyễn Thành Phúc (giới thiệu, quảng bá các sản phẩm tương ớt); hộ kinh doanh Mộc An Nhiên (giới thiệu, quảng bá sản phẩm sâm K50); hộ kinh doanh Lê Thị Cẩm Như (giới thiệu, quảng bá các sản phẩm hạt mắc ca); hộ kinh doanh Tuấn Hậu foods (giới thiệu, quảng bá các sản phẩm bò một nắng, bò khô); Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (giới thiệu, quảng bá các sản phẩm hồ tiêu, cà phê). Ngoài ra, tại triển lãm còn có một số sản phẩm OCOP, sản phẩm tiêu biểu của tỉnh.

z6460742215788-332a4107a9c1fcb78728e5c7a8b606ce.jpg
Công ty TNHH một thành viên Khoa học sâm Gia Lai sẽ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm sâm, sâm yến tại Triển lãm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành hữu nghị tại Savannakhet lần thứ 5”. Ảnh: V.T

Ông Võ Thành Tuân-Giám đốc Công ty TNHH Nhất Nông Gia Lai (xã Ia Phang, huyện Chư Pưh) cho hay: “Đây là lần đầu tiên Công ty được hỗ trợ tham gia triển lãm tại Lào. Theo đó, chúng tôi chuẩn bị 3 sản phẩm gồm: cốt gừng mật ong AGILA, atiso đỏ mật ong AGILA, thanh nhiệt đẳng sâm.

Đồng thời, chúng tôi chuẩn bị các tờ gấp quảng cáo bằng 2 thứ tiếng, chương trình dùng thử miễn phí sản phẩm, tặng quà... Là doanh nghiệp nhỏ nên khi được hỗ trợ tham gia triển lãm, chúng tôi rất phấn khởi. Đây là cơ hội để Công ty tìm hiểu, thu thập thông tin về nhu cầu và xu hướng tiêu dùng tại Lào cũng như gặp gỡ, kết nối với các đối tác”.

Cũng với kỳ vọng quảng bá thương hiệu sản phẩm của mình thông qua các hoạt động triển lãm, bà Đào Thị Thúy Uyên-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Khoa học sâm Gia Lai (860 Lê Duẩn, TP. Pleiku) chia sẻ: Công ty có các sản phẩm nước sâm K10 được làm từ nguồn nguyên liệu cây sâm khỏe ở vùng rừng Kbang, sản phẩm sâm yến K10 là sự kết hợp giữa sâm và yến. Hiện các sản phẩm đã hoàn thiện và công bố toàn diện, đầy đủ hồ sơ theo các tiêu chuẩn quốc tế. Việc quảng bá sản phẩm ra thị trường nước ngoài sẽ là cơ hội để vươn xa.

“Với chuyến đi Lào lần này, doanh nghiệp mong muốn nhận được phản hồi từ khách hàng và đối tác về sản phẩm của mình để cải tiến, phát triển sản phẩm, giúp doanh nghiệp có thể tìm kiếm các cơ hội hợp tác lâu dài”-bà Uyên cho biết thêm.

Cơ hội xuất khẩu sản phẩm chế biến

Bà Nguyễn Thị Bích Thu-Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại-cho biết: Mấy năm gần đây, đơn vị hỗ trợ cho 7-8 doanh nghiệp, hợp tác xã trong mỗi chuyến xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương. Trong đó, ưu tiên hỗ trợ các ngành hàng có thế mạnh về xuất khẩu như: cà phê, hồ tiêu, mật ong, điều, mắc ca, chanh dây, sản phẩm từ dược liệu.

Bên cạnh trưng bày, giới thiệu sản phẩm, các chương trình thường có hoạt động như hội thảo thúc đẩy thương mại, kết nối B2B-hình thức kết nối giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp thông qua bán buôn, giao dịch trực tiếp, cũng như thương mại điện tử. Nhờ đó, các nhà sản xuất trong tỉnh nắm bắt thông tin thị trường để xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp, nhằm đẩy mạnh chuỗi liên kết phát triển kênh phân phối hàng Việt Nam sang thị trường một số nước.

gia-lai-co-hon-100600-ha-ca-phe-day-la-nguon-nguyen-lieu-de-cac-nha-san-xuat-xay-dung-thuong-hieu-ca-phe-da-qua-che-bien-anh-vt.jpg
Gia Lai có hơn 100.600 ha cà phê. Đây là nguồn nguyên liệu để các nhà sản xuất xây dựng thương hiệu cà phê đã qua chế biến. Ảnh: V.T

“Theo phản hồi từ các nhà sản xuất, việc được hỗ trợ trong công tác quảng bá và giới thiệu sản phẩm ra nước ngoài đã mang lại nhiều lợi ích. Từ những chuyến đi, họ sẽ nhận biết mình cần hoàn thiện những gì. Ví dụ như khi tiếp cận đối tác sẽ hiểu thêm về quy định, thủ tục, tiêu chuẩn của các quốc gia và tổ chức quốc tế yêu cầu, từ phương pháp sản xuất, chế biến, đến việc đảm bảo các quy định chất lượng sản phẩm, quy cách đóng gói, nhãn mác…

Ngoài ra, đơn vị cũng tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp thông tin kịp thời về chính sách, thị trường nước ngoài, quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật của các nhà nhập khẩu để doanh nghiệp xây dựng kế hoạch cụ thể trong việc tạo nguồn hàng dưới dạng thành phẩm hoàn thiện, để sản phẩm được xuất đi với hàng đã xây dựng thương hiệu, từ đó nâng cao giá trị cho sản phẩm”-bà Thu thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Tỷ lệ cà phê chế biến từ nguồn nguyên liệu trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 23%. Ảnh: V.T

Gia Lai: Tỷ lệ cà phê chế biến đạt hơn 23%

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106.400 ha cà phê, sản lượng 312.050 tấn cà phê nhân. Mỗi năm, sản lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh khoảng 240.000 tấn, chiếm tỷ lệ gần 77%. Trong khi đó, tỷ lệ cà phê chế biến (cà phê bột, rang xay, hòa tan) chỉ đạt hơn 23%. 

Linh hoạt sản xuất vụ mùa thích ứng với diễn biến thời tiết

Linh hoạt sản xuất vụ mùa thích ứng với diễn biến thời tiết

(GLO)- Hiện nay, nông dân các địa phương trong tỉnh đang tập trung xuống giống vụ mùa 2025. Đây là vụ sản xuất chịu nhiều áp lực bởi mưa lũ xuất hiện bất thường. Vì vậy, chủ động điều chỉnh lịch thời vụ và cơ cấu giống cây trồng phù hợp, thích ứng với diễn biến thời tiết là giải pháp trọng tâm.

null