Có hay không việc nổ mìn làm nứt nhà dân?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Một số hộ dân ở làng Lũh Yố (xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) cho rằng Công ty cổ phần Đá Chư Pưh Trang Đức nổ mìn tại mỏ đá tạo dư chấn gây nứt tường nhà, vỡ cửa kính.

Chỉ tay vào những vết nứt trên mấy bức tường của ngôi nhà xây kiên cố, ông Ksor Poái (làng Lũh Yố, xã Ia Hrú) bức xúc: Tường nhà có 3-4 chỗ nứt. Chỗ thì nứt ngang dưới chân tường, nơi thì trên góc cửa. Có vết nứt dài 50-60 cm, hở toang hoác. Càng ngày các vết nứt lan rộng ra khiến ông rất lo lắng.

“Hôm trước có đoàn đại biểu Quốc hội về tiếp xúc cử tri, mình cũng đã kiến nghị về việc Công ty nổ mìn gây nứt tường nhà. Mỏ cách nhà mình chừng vài trăm mét. Mỗi lần nổ mìn, mặt đất rung chuyển. Có nhà bị nứt tường, nhà khác thì nứt hoặc vỡ cửa kính. Nhà của con trai mình mới xây dựng xong cũng nứt hết kính rồi.

Ủy ban nhân dân xã đã cử cán bộ xuống kiểm tra và khẳng định tường nhà mình bị nứt là do hoạt động nổ mìn của mỏ đá. Đại diện công ty khai thác đá cũng xuống nhà gặp mình để thương thảo đền bù. Họ đồng ý xây nhà mới cho mình với điều kiện là sẽ lấy toàn bộ cột, kèo bằng gỗ của nhà cũ nhưng mình không đồng ý.

Sau đó cũng không thấy họ đả động gì đến chuyện đền bù hay hỗ trợ cho gia đình mình nữa. Trong khi đó, một vài hộ đã được Công ty đền bù rồi. Hiện gia đình mình rất lo nhà bất ngờ bị sập”-ông Poái nói.

Ông Ksor Poái khẳng định chính việc nổ mìn khai thác đá đã làm nứt nhà dân. Ảnh: T.D

Ông Ksor Poái khẳng định chính việc nổ mìn khai thác đá đã làm nứt nhà dân. Ảnh: T.D

Cách nhà ông Poái chừng 150 m, ngôi nhà của gia đình chị Siu H’Lỡ cũng chi chít vết nứt trên tường. Chỗ bị nứt nhiều nhất là bức tường phía trước nhà. Một vài vết nứt dài chừng 30-40 cm. Không riêng tường nhà, mấy cửa kính cũng xuất hiện vết nứt.

“Tôi rất sợ mỗi lần mỏ đá cho nổ mìn. Mặt đất rung chuyển, đồ đạc trong nhà cũng lắc lư theo. Mà họ hay cho nổ vào ban đêm nên càng sợ hơn. Nhà tôi nứt khắp nơi là mìn nổ gây rung chấn chứ chẳng phải do quá trình xây dựng không đảm bảo kỹ thuật.

Chưa kể là hoạt động khai thác đá còn gây ô nhiễm môi trường do bụi. Mỗi khi có gió từ hướng mỏ đá thổi về là bụi bay mù trời. Đám trẻ con nhà tôi hít bụi đá nhiều quá nên bị viêm đường hô hấp”-chị H’Lỡ bức xúc.

Trái với phản ánh của người dân, ông Võ Văn Kha-Đại diện Công ty cổ phần Đá Chư Pưh Trang Đức-cho rằng: Công ty có nổ mìn khai thác đá nhưng xa khu dân cư. Những hộ dân phản ánh bị nứt tường, vỡ kính do nổ mìn lại nằm giữa làng, cách xa mỏ. Cũng không có việc Công ty gặp mấy hộ này để thương thảo đền bù, hỗ trợ kinh phí do nổ mìn làm hư hỏng nhà.

Mỏ đá của Công ty cổ phần đá Chư Pưh Trang Đức nằm ở cuối làng Lũh Yố. Ảnh: T.D

Mỏ đá của Công ty cổ phần đá Chư Pưh Trang Đức nằm ở cuối làng Lũh Yố. Ảnh: T.D

Trao đổi với chúng tôi, ông Huỳnh Thái Nghiêm-Chủ tịch UBND xã Ia Hrú-cho biết: Có 1 hộ dân ở sát khu mỏ của Công ty cổ phần Đá Chư Pưh Trang Đức bị ảnh hưởng do hoạt động khai thác đá. Công ty đã đền bù, hỗ trợ cho gia đình này.

Tiếp nhận phản ánh nhà của 1 hộ dân ở giữa làng Lũh Yố bị ảnh hưởng do hoạt động khai thác đá, UBND huyện và UBND xã đã thành lập đoàn kiểm tra.

Qua kiểm tra, chúng tôi nhận thấy việc nhà cửa bị nứt tường là do quá trình xây dựng không đảm bảo kỹ thuật. Đơn cử như nhà ông Poái là do xây tường bao quanh khung gỗ nên ở những điểm kết nối bị nứt. Đối với phản ánh hoạt động khai thác đá gây ô nhiễm môi trường, gây nứt hoặc vỡ cửa kính, chúng tôi sẽ thành lập đoàn kiểm tra.

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

(GLO)- Dù bãi rác thải cũ của huyện ở thôn 4 (xã An Thành) đã đóng cửa nhưng nhiều người dân vẫn lén lút đổ rác, gây ô nhiễm môi trường. Huyện Đak Pơ chỉ đạo phòng chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp ngăn ngừa tình trạng đổ rác trái phép và cải tạo môi trường nơi đây.