Chuyện thường ngày: Tiện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tiện, dừng xe bên đường mua bó rau, con cá. Tiện, đổ nước bẩn, hất rác ra đường, cống rãnh. Tiện, đỗ xe dưới lòng đường dắt con vào lớp học. Tiện, xịt nước rửa xe vô người đang đi đông đúc... Vô vàn “hành xử” kiểu tiện thể như thế trong cuộc sống mà bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể chứng kiến mỗi ngày.

 

Cán bộ, chiến sĩ Đội CSGT-TT Công an TP. Pleiku kiểm tra việc chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông tại cổng Trường Tiểu học Lê Quý Đôn. Ảnh: L.H
Cán bộ, chiến sĩ Đội CSGT-TT Công an TP. Pleiku kiểm tra việc chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông tại cổng Trường Tiểu học Lê Quý Đôn. Ảnh: L.H

Con tôi đang học một trường THCS. Trường học quy định phụ huynh đưa đón học sinh đỗ xe rời xa cổng trường, dạt ra hai bên cổng để dành lối đi chung. Trường THCS Nguyễn Du, Trường Tiểu học Nguyễn Trãi (TP. Pleiku) và nhiều cơ sở giáo dục khác còn kỹ lưỡng kẻ vẽ lằn ranh hoặc đặt biển thông báo giới hạn cụ thể. Nhưng vì… tiện, nhiều phụ huynh xem nó chẳng mấy ý nghĩa. Nghĩ cũng lạ, như Trường THCS Nguyễn Du nói trên, vạch kẻ lề đường hai bên cổng rõ ràng, đậm nét, dễ thấy như vậy nhưng gần như xe máy, ô tô đưa đón học sinh đều vi phạm: hoặc đậu đỗ dưới lòng đường, hoặc đỗ tràn lên không gian giới hạn dành cho thầy cô, học sinh ra vào trường. Lạ là phần diện tích lề đường dành đậu đỗ xe máy rộng rãi nhưng nhiều người vì tiện cứ đỗ ngay sát vạch giới hạn cho con em xuống, xe người đi sau trờ tới không còn chỗ đành phải đỗ ở nơi bị cấm. Nhiều em cờ đỏ thấy sai, ghi lỗi, phê bình các em vi phạm (mà thật ra là phụ huynh vi phạm), thông báo cả trong buổi chào cờ đầu tuần khiến các em bức xúc trách cha trách mẹ. Con cháu bị oan, nhưng phụ huynh cũng không thể thanh minh, giải thích. Nhiều cuộc họp dịp đầu, cuối năm, nhà trường, phụ huynh đều nêu biện pháp khắc phục, kêu gọi sự tự giác, nêu gương của người lớn nhưng tình hình đâu lại vào đấy. Lỗi vẫn lỗi, vẫn lấn lối đi chung, vẫn đậu đỗ xe không đúng quy định, vẫn tràn xuống lòng đường, mà gần như cơ sở giáo dục nào ở Pleiku này cũng gặp phải, cũng xảy ra.

Người lớn là tấm gương cho trẻ soi vào, cả tốt lẫn xấu, cả hay lẫn dở. Tôi đã từng xấu hổ khi có lần vì… tiện: thấy tín hiệu giao thông đèn vàng mà còn cố tình băng qua đường. Cuộc sống xô bồ, bận rộn, vội vã, gấp gáp nên có trăm ngàn lý do để người ta tranh thủ, tìm sự tiện lợi, bất chấp quy tắc ứng xử chung. Họ ý thức cái sự tiện với người này có khi là bất tiện, bất lợi cho người khác. Họ cũng ý thức đôi khi vì sự tiện lợi, tranh thủ không đáng, có thể phải trả bằng giá đắt. Nhưng rồi vẫn tranh thủ, vẫn bất chấp vì… tiện, dẫu chỉ vài phút, vài giây.

Trẻ cứ trông người lớn mà làm theo, xưa nay vẫn vậy. Hành vi ứng xử của người lớn tác động và ảnh hưởng nhiều mặt đến con trẻ. Khi chúng ta lo lắng, phàn nàn rằng bây giờ lắm trẻ hư thì cũng nên biết nguyên nhân do đâu. Nhà trường, gia đình, xã hội, thôi đừng chung chung, đổ vấy. Nguyên nhân chủ yếu, xin nói ra ngay đó là do cách hành xử của những “tấm gương mờ” của người lớn trong cuộc sống thường ngày từ những việc tưởng chừng nhỏ nhặt khi chỉ nghĩ cái lợi trước mắt, tiện gì làm nấy, bất chấp quy tắc, quy định, những điều chỉnh chung của cộng đồng xã hội.

THẤT SƠN
 

Có thể bạn quan tâm

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

(GLO)- Khoảng 3 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở xã Đề Gi và An Lương (tỉnh Gia Lai) ngang nhiên chiếm dụng một phần mặt nước ven đầm Đề Gi để nuôi thủy sản bằng lồng bè, gây ô nhiễm môi trường biển cũng như cản trở, gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào Cảng cá Đề Gi.

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

(GLO)- Sáng 23-7, UBND xã An Lương phối hợp với Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức buổi gặp gỡ các chủ tàu cá nhằm tuyên truyền, phổ biến Đề án di dời tàu thuyền đang neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn và đầm Đề Gi về cảng cá Tam Quan theo Quyết định số 2248/QĐ-UBND của UBND tỉnh.

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) đã khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng-chống thiên tai để đảm bảo an toàn hạ tầng và duy trì dịch vụ viễn thông, duy trì thông tin liên lạc cho người dân trong và sau cơn bão.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn tận tình và giải quyết tại chỗ, người dân không phải đi lại nhiều nơi như trước đây. Ảnh: Ngọc Sang

Gia Lai chấn chỉnh tình trạng yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp"

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương khẩn trương chấn chỉnh việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và cấp xã; không yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp".

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

(GLO)- Thường xuyên ngập sâu mỗi khi mưa lớn, đường Phó Đức Chính (thuộc thôn 3, xã Biển Hồ) khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Đây là tuyến đường có lưu lượng phương tiện qua lại khá đông, nhưng tình trạng ngập úng kéo dài vẫn chưa được khắc phục.

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

(GLO) – Hơn 40 hộ dân tại phường Bồng Sơn và xã Hoài Ân (tỉnh Gia Lai) phản ánh tình trạng nhà cửa bị nứt nẻ, hư hỏng do thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam và các công trình liên quan. Dù đã kiến nghị suốt 2 năm qua, đến nay việc bồi thường, hỗ trợ vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

null