Chuyện ở khu điều trị Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mắc Covid-19 là điều không ai mong muốn, nhất là những ngày bắt đầu năm mới 2022 với hy vọng mọi điều sẽ tốt đẹp hơn. Thế nhưng, tôi đã trở thành F0 trong những ngày đầu năm mới.

Một phòng trong khu điều trị bệnh nhân Covid-19. Ảnh: X.Mai
Một phòng trong khu điều trị bệnh nhân Covid-19. Ảnh: X.Mai
Gần 100 F0 tại khu điều trị bệnh nhân Covid-19 đóng tại Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam mỗi người mỗi công việc, hoàn cảnh khác nhau,… nhưng tất cả có điểm chung là phải đột ngột gác lại bao việc còn dở dang vì mắc Covid-19.
Trải nghiệm khó quên...
Khu điều trị bệnh nhân Covid-19 đóng tại Trường Cao đẳng y tế Quảng Nam, số 75 đường Trần Dư, phường An Xuân, TP.Tam Kỳ do UBND TP.Tam Kỳ quản lý, trong đó chủ công là Ban Chỉ huy Quân sự phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố quản lý, điều trị.
Thiếu tá Đỗ Hoàng Sơn - công tác tại Ban Chỉ huy Quân sự TP.Tam Kỳ cho biết: “Trong ngày 30.12.2021 chúng tôi nhận quyết định thành lập khu cách ly, gấp rút tiếp nhận, sắp xếp và ngay trong chiều đã đón bệnh nhân. Quy mô khu cách ly điều trị 140 giường bệnh, đến ngày 7.1.2022 đã đón và điều trị cho hơn gần 90 bệnh nhân. Đây là khu điều trị bệnh nhân thể nhẹ, ít triệu chứng”.
Là sự cố thì ngẫu nhiên, bất ngờ, không ai mong muốn. Đối với những người mắc Covid-19 rất cần sự động viên, chia sẻ, thông cảm. Điều đó quan trọng hơn bất kỳ loại thuốc nào. Thực sự, trong những ngày điều trị tại khu, việc điều trị lớn nhất là tâm lý của mỗi người.
Bệnh nhân điều trị tại đây hầu hết là người dân các xã, phường và công nhân đang làm việc tại TP.Tam Kỳ. Khu được chia làm khu điều trị 1 và khu điều trị 2. Để quản lý, theo dõi điều trị cho bệnh nhân, Ban Quản lý khu đã thành lập nhóm Zalo để kết nối giữa cán bộ quản lý, y bác sĩ hoạt động trong khu điều trị và bệnh nhân.
Là khu điều trị dã chiến nên mọi điều kiện cho sinh hoạt, điều trị bệnh ở đây gặp rất nhiều khó khăn. Khu điều trị số 2 tôi đang ở là hội trường cũ chia làm 5 phòng với vách ngăn tạm, mọi điều kiện ăn, ngủ, điều trị đều diễn ra trong không gian hẹp với giường tầng, sạp ván.
Ban đầu, bệnh nhân Covid-19 khi vào điều trị tại đây đều rất lo lắng. Từ ngày thứ hai, mọi người đã buộc phải thích nghi với điều kiện hiện có để bắt đầu hành trình “chiến đấu” với dịch bệnh. Với tôi, đây là dịp để trải nghiệm sống chậm đúng nghĩa, gác lại những bộn bề lo toan cuộc sống thường ngày.
Từng ngày qua, tôi có thêm được nhiều người “trước lạ, sau quen” và dần hòa vào cuộc sống trong khu. Gần như 100% thời gian bệnh nhân đeo khẩu trang, trừ lúc ăn uống và cần thiết khác nên người với người chỉ quen dáng, quen tiếng, không thấy mặt nhau. Nhưng tiếng nói, tiếng cười, bao nhiêu câu chuyện gia đình, dịch bệnh, cuộc sống được mọi người chia sẻ, cùng động viên nhau vượt qua những ngày khó.
Gia đình đông nhất trong khu điều trị là gia đình chị Đ.T.T.Tr, phường An Xuân, TP.Tam Kỳ. Gia đình vào khu điều trị đúng tứ đại đồng đường với 9 thành viên, lớn nhất là cụ bà 93 tuổi và nhỏ nhất là bé trai 6 tuổi. Chị Tr. cho biết: “Vào đây, ban đầu cũng lo, sau đó mọi người động viên nhau, yên tâm điều trị để sớm khỏi bệnh”.
Ngay bên giường tôi là bà mẹ trẻ với 3 đứa con nhỏ phải gửi cho ông ngoại, nhà ở tận vùng cao Nam Trà My, chị làm công nhân Công ty Panko ở Khu công nghiệp Tam Thăng.
“Cách đây gần tháng mình xuống Tam Kỳ làm việc để có tiền sắm tết cho các con nhưng không may nhiễm bệnh. Cuối năm rồi, lo bệnh, lo cho gia đình đang trông chờ vào lương công nhân…” - chị tâm sự.
Tình người
Niềm an ủi lớn nhất trong khó khăn hoạn nạn là tình người trong khu điều trị. Những ngày ngắn mà dài đã gắn kết họ với bao câu chuyện. Mọi người sẻ cho nhau từng miếng gừng, lát chanh, hạt muối, cây sả…

F0 làm thợ điện bất đắc dĩ trong khu điều trị Covid-19. Ảnh: X.Mai
F0 làm thợ điện bất đắc dĩ trong khu điều trị Covid-19. Ảnh: X.Mai
Là bệnh nhân Covid-19, mặc dù thể nhẹ nhưng ai cũng có những triệu chứng như: nhức đầu, ho, ngạt mũi, mất khứu giác, vị giác… Các triệu chứng này diễn tiến từng ngày theo chu kỳ bệnh.
Không ai bảo ai, người trước chia sẻ kinh nghiệm với người sau để cùng chuẩn bị trước tâm lý khi gặp các triệu chứng liên quan. Vì mất khẩu vị nên mọi người cùng động viên tinh thần để ăn, uống khỏe, chiến thắng bệnh tật là chính. Bữa ăn là phút rôm rả nhất trong các phòng điều trị, gắn kết mọi người.
Tình người còn được gắn kết qua những sự cố nho nhỏ trong khu điều trị. Có hôm cơm sống, cả khu không ai ăn được phải chia mì tôm và những gì có thể để qua bữa. Người đi nấu nước, người tìm tô, chén, chia mỳ tôm cho nhau…
Sinh hoạt của hàng chục con người trong một phòng phần lớn có sử dụng các thiết bị liên quan đến điện. Chính vì thế mất điện là việc gây xôn xao cả khu. Bình thường hư hỏng điện chỉ cần gọi thợ sửa chữa rất dễ dàng.
Tuy nhiên đây là khu điều trị bệnh nhân Covid-19, vì thế không thợ điện nào đến được để sửa. Thế là phải liên lạc quản lý khu qua Zalo, nhờ người mua dụng cụ gửi vào và những bệnh nhân nam trở thành thợ điện bất đắc dĩ. Khi điện đã được sửa an toàn, cả phòng hò reo sung sướng…
Là cộng đồng với nhiều thành phần, tuổi tác khác nhau nên có những phiền toái nho nhỏ, nhưng trên hết đọng lại mỗi người khi vào đây vẫn là tình người. Những ngày cách ly, điều trị, chúng tôi đã nhận được sự động viên, liên lạc thăm hỏi thường xuyên của cán bộ quản lý khu, thăm khám online của cán bộ y tế khu. Những tin nhắn hằng giờ qua Zalo nhóm ít nhiều để các F0 biết mình không bị bỏ lại phía sau.
Với tôi, trải nghiệm sống chậm bất đắc dĩ sẽ là những kỷ niệm không thể nào quên. Chút góp nhặt trong những ngày cách ly để hiểu hơn về những gì mà nhiều bệnh nhân Covid-19 đã và đang phải trải qua.
Hãy yêu thương nhau, đừng quá lo sợ mà cảm giác xa lánh những người bị bệnh. Là sự cố thì ngẫu nhiên, bất ngờ, không ai mong muốn. Đối với những người bệnh, rất cần sự động viên, chia sẻ, thông cảm. Điều đó quan trọng hơn bất kỳ loại thuốc nào.
Thực sự, trong những ngày điều trị tại khu, việc điều trị lớn nhất là tâm lý của mỗi người. Có thể một thời gian ngắn nữa, những khu cách ly điều trị dã chiến thế này sẽ không còn, người bệnh được đến các bệnh viện điều trị nếu nặng, với thể nhẹ có thể điều trị tại nhà.
Từ trải nghiệm bản thân, thiết nghĩ trong điều kiện có thể, nên điều trị bệnh nhân tại nhà. Vì điều trị cách ly trong điều kiện dã chiến thế này khi chưa có thuốc đặc trị, tuy giảm khả năng lây nhiễm cho cộng đồng, nhưng đối với bản thân người bệnh lại không hữu ích.
Vì không có thuốc đặc trị, chỉ điều trị 1 vài triệu chứng nhẹ, với bệnh nhân không có triệu chứng gần như trong 9 ngày điều trị không uống viên thuốc nào mà chỉ tăng cường sức khỏe, đề kháng từ các biện pháp của bản thân mỗi người. Nếu được điều trị tại nhà đúng quy định, chăm sóc tốt và có sự hỗ trợ của y tế cộng đồng thì người bệnh sẽ mau được khỏi bệnh.
Đã 6 ngày trôi qua… Còn 3 ngày nữa tôi sẽ xét nghiệm lại, nếu tốt đẹp tôi sẽ được về nhà. Những ngày sống chậm F0 trong khu điều trị sẽ là trải nghiệm không quên!
Theo Xuân Mai (Báo Quảng Nam)

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.