Chuyện nhà nông: Cải tạo đàn bò theo hướng chuyên thịt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Gia Lai có điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn thức ăn phong phú để phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ. Những năm qua, ngành nông nghiệp và các địa phương đã triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò, nhất là cải tạo đàn bò theo hướng chuyên thịt.
Thực hiện chương trình khuyến nông, trong năm 2018 và 2019, huyện Kông Chro đã xuất ngân sách hơn 1,5 tỷ đồng để triển khai mô hình lai cải tạo nâng cao chất lượng đàn bò. Theo đó, huyện đã cấp 42 con bò đực giống cho 42 hộ ở 6 xã gồm: Yang Trung, Đak Song, Sró, Chư Krêy, Đak Kơ Ning và Đak Pling. Anh Đinh Nech (làng Hle Hlang, xã Yang Trung) cho biết: Năm 2016, anh được các đoàn thể trong xã tạo điều kiện tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi. Sau đó, anh vay 40 triệu đồng của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để mua 2 con bò cái. Đến năm 2018, anh được huyện cấp cho 1 con bò đực giống để lai cải tạo đàn bò. “Đến nay, gia đình tôi đã phát triển đàn bò lên 10 con và vươn lên thoát nghèo. Hàng năm, thu nhập từ đàn bò và 3 ha mì cũng được khoảng 80 triệu đồng. Ngoài việc phối giống cho đàn bò của nhà, bò đực của nhà tôi còn phối giống cho những con bò khác ở trong làng”-anh Nech chia sẻ.
 Anh Đinh Nech (làng Hle Hlang, xã Yang Trung, huyện Kông Chro) chăm sóc đàn bò lai của gia đình. Ảnh: L.N
Anh Đinh Nech (làng Hle Hlang, xã Yang Trung, huyện Kông Chro) chăm sóc đàn bò lai của gia đình. Ảnh: L.N
Ông Nguyễn Quang Quốc-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kông Chro-cho biết: Ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi thì huyện còn lồng ghép các chương trình khuyến nông để hỗ trợ bò đực giống cho những hộ dân tộc thiểu số nhằm lai cải tạo đàn bò. Phần lớn các hộ này chưa quen với việc thụ tinh nhân tạo nên mô hình hỗ trợ bò đực giống là rất phù hợp, mang lại hiệu quả thiết thực. Con bò lai sinh ra có giá trị cao hơn 10-15 triệu đồng so với bò cỏ địa phương.  
Theo thống kê của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, tổng đàn bò của tỉnh hiện có trên 400 ngàn con nhưng tỷ lệ bò lai mới chỉ chiếm hơn 30%. Ngày 21-12-2017, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 879/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, UBND tỉnh giao cho Trung tâm Khuyến nông tỉnh cung ứng liều tinh bò và các vật tư đi kèm để hỗ trợ phối giống bò nhân tạo. Hiện Trung tâm đã cấp 5.975 liều tinh bò, 6.890 lít Nitơ, 5.950 bộ dụng cụ hỗ trợ thụ tinh nhân tạo cho 8 huyện, thị xã gồm: Kông Chro, Đak Đoa, Đak Pơ, Chư Prông, Đức Cơ, Kbang, Chư Sê và An Khê.
Hiện nay, toàn tỉnh Gia Lai có hơn 30 dẫn tinh viên bò, mỗi năm có thể thụ tinh nhân tạo cho trên 10 ngàn con bò cái sinh sản. Ông Đào Viết Khả-dẫn tinh viên của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Prông-cho hay: Thông qua việc thụ tinh nhân tạo giúp người chăn nuôi có được những con bò lai có giá trị kinh tế cao hơn. Người nuôi bò trên địa bàn huyện hiện rất chuộng giống bò lai BBB (Blanc Bleu Belge). Đây là giống bò có trọng lượng lớn, giá bán cao hơn nhiều so với bò cỏ và rất phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương. Tuy nhiên, tỷ lệ bò lai của huyện vẫn còn thấp. Nguyên nhân do người dân, nhất là các hộ ở vùng sâu, vùng xa vẫn chưa tiếp cận được với kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho bò. Do đó, chúng tôi mong muốn cơ quan chuyên môn và các ban, ngành của tỉnh, huyện có giải pháp hỗ trợ để người chăn nuôi tiếp cận được với khoa học kỹ thuật, chủ động trong việc lai cải tạo đàn bò.
Trao đổi với P.V, ông Trịnh Quốc Việt-Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh-cho biết: Thực hiện Quyết định số 879/QĐ-UBND của UBND tỉnh, Trung tâm đã cung ứng đầy đủ liều tinh bò và các vật tư đi kèm để các địa phương triển khai phối giống nhân tạo cho bò. Theo nhu cầu của các địa phương, Trung tâm đã cấp tinh các giống bò lai, gồm: Brahman, Angus, Droughtmaster, BBB, Charolais. Đây là những giống bò lai đã được nuôi khảo nghiệm rất thích hợp với điều kiện khí hậu của tỉnh và có giá trị kinh tế cao. Đàn bò lai sinh ra do phối giống nhân tạo có chất lượng tốt, giá bán khá cao. Đó là động lực để người chăn nuôi phát triển bò lai hướng chuyên thịt. Ngoài ra, trong bối cảnh dịch tả heo châu Phi đã gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi, việc phát triển đàn bò thịt chất lượng cao là thực sự cần thiết.
Cũng theo ông Việt, thời gian tới, Trung tâm tiếp tục cấp tinh bò đực Brahman để phối với bò cái nền địa phương nhằm tạo ra đàn bò nền có tầm vóc lớn hơn, năng suất cao hơn. Sau đó sử dụng tinh các giống bò chuyên thịt như BBB, Charolais, Angus phối với bò nền Brahman để tạo ra con bò lai nuôi thịt có năng suất cao. Ngoài ra, Trung tâm cũng tiến tới việc lai với giống bò Kobe để có sản phẩm thịt cao cấp hơn; đồng thời, xúc tiến tìm kiếm thị trường tiêu thụ thịt bò để có đầu ra ổn định, giúp ngành chăn nuôi bò thịt phát triển.
 LÊ NAM

Có thể bạn quan tâm

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

(GLO)- Nông nghiệp xanh là xu hướng nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Điểm vượt trội của nông nghiệp xanh so với nông nghiệp truyền thống là tính bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Người dân nhận khoán bảo vệ rừng (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh) phát dọn thực bì. Ảnh: N.D

Giao khoán bảo vệ rừng: Lợi ích kép

(GLO)- Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị chủ rừng tại Gia Lai đẩy mạnh triển khai khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình sinh sống gần rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích kép khi công tác quản lý, bảo vệ rừng được siết chặt và người dân nhận khoán có thêm thu nhập.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Triển vọng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính

Triển vọng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính

(GLO)- Gần 3 năm qua, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 360 (xã Trang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã áp dụng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính. Bước đầu, mô hình đã mang lại lợi ích kép khi chanh dây đạt năng suất cao, cho thu hoạch quanh năm.