Chuyên gia Bộ Công an nêu lý do không lái xe liên tục quá 4 giờ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo quy định của luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, có hiệu lực từ 1.1.2025: người lái xe ô tô không được lái xe liên tục quá 4 giờ; thời gian lái xe ô tô không quá 10 giờ trong một ngày, không quá 48 giờ trong một tuần, và bảo đảm các quy định có liên quan của bộ luật Lao động 2019.

Các yếu tố tác động đến sự tập trung khi lái xe liên tục

Điều 64 luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 (có hiệu lực từ 1.1.2025) quy định về thời gian làm việc của người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ.

Theo đó, thời gian lái xe của người lái xe ô tô không quá 10 giờ trong một ngày và không quá 48 giờ trong một tuần; lái xe liên tục không quá 4 giờ và bảo đảm các quy định có liên quan của bộ luật Lao động. Đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị hoạt động vận tải nội bộ và người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ chịu trách nhiệm thực hiện các quy định tại điều này.

Các thiết bị giám sát giúp đánh giá tuân thủ quy định không lái xe liên tục quá 4 giờ. ẢNH: TNO
Các thiết bị giám sát giúp đánh giá tuân thủ quy định không lái xe liên tục quá 4 giờ. ẢNH: TNO

Đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị hoạt động vận tải nội bộ và người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ chịu trách nhiệm thực hiện các quy định.

Về sự cần thiết của quy định không lái xe ô tô liên tục quá 4 giờ, trao đổi bên lề cuộc họp về dự thảo thông tư quy định sức khỏe người lái xe, tổ chức trong tuần qua, ông Nguyễn Thành Công, chuyên gia của Cục Cảnh sát giao thông Bộ Công an, giải thích quy định này áp dụng trong kinh doanh vận tải, với mục đích đảm bảo an toàn khi điều khiển phương tiện quá trình tham gia giao thông.

Theo ông Công, cần có thời gian nghỉ sau mỗi 4 giờ lái xe, vì 4 giờ liên tục trong quá trình lái xe tạo áp lực nhiều cho mắt, thần kinh, một số trạng thái sức khỏe khác, đặc biệt là thần kinh. Một số trạng thái sinh học và các yếu tố sinh lý khác của cơ thể cũng gây ảnh hưởng đến sự tập trung, quan sát, xử trí khi lái xe.

Quy định trên vẫn giữ nguyên như đã quy định tại luật Giao thông đường bộ 2008. Nhưng trong luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có bổ sung: 1 tuần lái xe không quá 48 tiếng, để đảm bảo phù hợp với luật Lao động.

Giám sát hành trình là bắt buộc

Đánh giá về việc tuân thủ các quy định về số giờ lái xe, với lái xe, cơ sở kinh doanh vận tải, ông Công cho biết, các thiết bị giám sát giúp đánh giá sự tuân thủ này.

Đơn vị kinh doanh vận tải sẽ lắp thiết bị giám sát hành trình trên các phương tiện giao thông vận tải, đó là điều bắt buộc để theo dõi phương tiện giao thông và cả người lái xe, thậm chí camera còn chụp được hình ảnh của người lái xe.

Cũng theo ông Công, trong ngành giao thông có chế tài có quy định xử lý với đơn vị kinh doanh để xảy ra vi phạm; và mỗi đơn vị quản lý vận tải sử dụng lái xe cũng có chế tài xử phạt riêng với trường hợp vi phạm về thời gian lái xe liên tục. Nếu người lái xe không chấp hành quy định, ngay nội bộ của công ty đó đã có chế tài.

"Các thiết bị giám sát hành trình sẽ giúp theo dõi, đánh giá sự tuân thủ của các lái xe. Thiết bị giám sát truyền dữ liệu về sở GTVT và về Cục Giao thông đường bộ, nên các cơ quan thẩm quyền theo dõi được", ông Công cho biết thêm.

Cũng theo ông Công, thực tế quá trình xây dựng luật, ban soạn thảo đã tham khảo quy định của các nước và trên cơ sở thể trạng, tâm lý, sức khỏe của chung của người lái xe. Các quy định đều phục vụ cho mục đích chung là an toàn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

"Trong trường hợp cần lái xe nhiều giờ, thì đơn vị, người lái xe phải bố trí đổi lái, để tuân thủ đúng quy định, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông", ông Công cho biết.

Ngoài ra, luật cũng có quy định, người lái xe được lái xe nhiều hơn 48 giờ/tuần, trong một số lĩnh vực đặc thù, nhưng vẫn phải được đảm bảo thời gian nghỉ ngơi, nghỉ bù.

2xeee-1049.jpg
Luật có các quy định về cấp, đổi lại giấy phép lái xe

Quy định cấp, đổi, cấp lại và thu hồi giấy phép lái xe

1. Giấy phép lái xe được cấp cho người tham dự kỳ sát hạch lái xe có kết quả đạt yêu cầu.

2. Người có giấy phép lái xe được đổi, cấp lại giấy phép lái xe trong các trường hợp sau đây:

a) Giấy phép lái xe bị mất.

b) Giấy phép lái xe bị hỏng không còn sử dụng được.

c) Trước thời hạn ghi trên giấy phép lái xe.

d) Thay đổi thông tin ghi trên giấy phép lái xe.

đ) Giấy phép lái xe nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng.

e) Giấy phép lái xe do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp khi có yêu cầu hoặc người được cấp không còn làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

3. Khuyến khích đổi giấy phép lái xe không thời hạn được cấp trước ngày 1.7.2012 sang giấy phép lái xe theo quy định của luật này.

4. Chưa cấp, đổi, cấp lại giấy phép lái xe đối với người vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi người đó chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

5. Giấy phép lái xe bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Người được cấp giấy phép lái xe không đủ điều kiện sức khỏe theo kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với từng hạng giấy phép lái xe.

b) Giấy phép lái xe được cấp sai quy định.

c) Giấy phép lái xe đã quá thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng.

(Điều 62 luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, có hiệu lực từ 1.1.2025)

Theo Liên Châu (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.