Chuyển 30.000 tỷ đồng ra nước ngoài, 13 bị cáo lãnh 32 năm tù

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 22-12, TAND TP. Hà Nội đã tuyên phạt 13 bị cáo trong vụ chuyển hơn 30.000 tỷ đồng ra nước ngoài tổng cộng 32 năm tù về tội “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.
 


Cụ thể, bị cáo Nguyễn Thị Nguyệt (SN 1985, Hà Nội) bị TAND Hà Nội xử phạt 7 năm 6 tháng tù và phạt bổ sung 50 triệu đồng về tội “Vận chuyển tiền trái phép qua biên giới”.

Cùng tội danh, Phạm Anh Tuấn (chồng của Nguyệt, SN 1984) lãnh 5 năm tù, phạt bổ sung 30 triệu đồng; Nguyễn Văn Thắng (SN 1985, Hà Nội, em trai của Nguyệt) 4 năm tù; các bị cáo còn lại nhận từ 30 tháng tù cho hưởng án treo đến 3 năm 6 tháng tù giam. Tổng cộng hình phạt đối với 13 bị cáo là 32 năm tù. Ngoài ra, vợ chồng Nguyệt và Tuấn phải nộp tiền thu lợi bất chính hơn 25 tỷ đồng.

 

Các bị cáo tại toà. Ảnh: Phạm Dự.
Các bị cáo tại toà. Ảnh: Phạm Dự.


Theo vụ án, từ năm 2016 đến năm 2020, Nguyễn Thị Nguyệt giữ vai trò chủ mưu, cùng chồng là Phạm Anh Tuấn và 11 bị cáo khác hợp thức hồ sơ tạm nhập tái xuất, nhiều lần vận chuyển trái phép tổng số tiền 30.498 tỷ đồng ra nước ngoài.

Sau đó, Nguyệt giao cho các bị cáo là người thân trong gia đình gồm Nguyễn Minh Khang, Nguyễn Văn Việt thực hiện việc rút tiền, nộp tiền, chuyển tiền, giao cho Nguyễn Thị Nga quản lý, theo dõi dòng tiền, cùng Khang đi làm thủ tục chuyển, rút tiền.

Theo bản án, từ năm 2016, được một số người thuê chuyển tiền trái phép từ Việt Nam ra nước ngoài, hưởng phần trăm trên số tiền giao dịch, Nguyệt bắt tay cùng Phạm Hữu Thuật để hợp thức việc này thông qua pháp nhân 2 công ty.

Nguyệt sau đó mua của Thuật các bộ hồ sơ tạm nhập, tái xuất với giá 30-40 triệu đồng để hoàn thiện hợp đồng tạm nhập hàng hoá là linh kiện điện tử, làm thủ tục kê khai hải quan. 2 người cùng góp tiền mua linh kiện từ Trung Quốc để có hàng hoá làm thủ tục tạm nhập qua cửa khẩu Móng Cái rồi tái xuất sang Trung Quốc. Hàng đến Trung Quốc lại được quay vòng chuyển về Việt Nam.

Từ năm 2017, khi biết rõ các thủ đoạn, cách thức vận chuyển tiền ra nước ngoài, Nguyệt cùng chồng tự mở đường dây mới, rủ thêm các thành viên trong gia đình, gồm em trai Nguyễn Văn Thắng và các cậu, chú, dì, cháu ruột cùng tham gia.

Nguyệt mượn chứng minh nhân dân của 8 người thân lập 8 công ty “ma” để lợi dụng pháp nhân mở hồ sơ khống chuyển tiền trái phép ra nước ngoài.

Để có hàng hóa, Nguyệt chỉ đạo bị cáo Nguyễn Văn Thắng mua các linh kiện điện tử từ Trung Quốc. Cùng lúc, Nguyệt thuê một người khác sử dụng lô hàng này để vận chuyển quay vòng theo chiều Việt Nam-Singapore và ngược lại, cho tất cả hợp đồng mua bán khống.

Khi khách hàng có nhu cầu thuê chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài, Nguyệt và đồng phạm sẽ dùng các hồ sơ tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã được hợp thức hoá để chuyển tiền. Nguyệt sẽ trực tiếp đứng ra thoả thuận với khách hàng về tỷ giá quy đổi ngoại tệ về công chuyển tiền. Tiền chuyển ra nước ngoài được nhóm này thông qua các ngân hàng ở Quảng Ninh và Lào Cai, dưới hình thức thanh toán tiền hàng quốc tế.

Bằng phương thức trên, từ tháng 8-2017 đến tháng 9-2020, nhóm Nguyệt đã lợi dụng pháp nhân của 8 công ty chuyển trót lọt ra nước ngoài 30.498 tỷ đồng, thu lợi bất chính hơn 30 tỷ đồng.


 


HUỲNH LÊ (vnexpress.net; vov.vn)

Có thể bạn quan tâm

"Nổ" là nhà báo để lừa đảo 550 triệuđồng

"Nổ" là nhà báo để lừa đảo 550 triệuđồng

(GLO)- Công an huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đang tạm giữ đối tượng Trương Quang Hưng (SN 1952; thường trú tại phường 8, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau; hiện ở tại làng Đê Gơl, xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang) để điều tra về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

1 cá nhân tự ý san ủi hơn 5 ha đất thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Chư Sê quản lý

1 cá nhân tự ý san ủi hơn 5 ha đất thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Chư Sê quản lý

(GLO)- Ngày 12-12, ông Đinh Mạnh Phong-Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Chư Sê cho biết: Ban đã có báo cáo gửi cơ quan chức năng về việc 1 cá nhân tự ý đào xới, san ủi đất thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị này ở 4 vị trí của tiểu khu 1049, xã Ayun, huyện Chư Sê với diện tích hơn 5 ha.