Chuẩn bị 6.586 tỷ đồng hàng hóa phục vụ trong dịp Tết Nguyên đán 2014

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Ngọ-2014. Công tác chuẩn bị hàng hóa cho 2 tháng trước, trong và sau Tết đang được Sở Công thương phối hợp với các sở, ngành liên quan tích cực triển khai, nhằm đảm bảo nguồn cung và bình ổn thị trường, phục vụ tốt nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
 

 Hệ thống các doanh nghiệp, siêu thị đã hoàn tất kế hoạch dự trữ hàng hóa phục vụ người dân vào dịp Tết. Ảnh: Hồng Thi
Hệ thống các doanh nghiệp, siêu thị đã hoàn tất kế hoạch dự trữ hàng hóa phục vụ người dân vào dịp Tết. Ảnh: Hồng Thi

Theo ông Nguyễn Ngọc Huynh-Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Gia Lai, đến nay, các doanh nghiệp, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh đều đã hoàn tất kế hoạch chuẩn bị hàng Tết. Các nhóm hàng sản xuất và dự trữ thiết yếu gồm: lương thực, thực phẩm tươi sống, thực phẩm công nghệ, nguyên vật liệu, hàng công nghiệp, may mặc, giày dép, hoa Tết các loại… với tổng giá trị 6.586 tỷ đồng.

Cụ thể, 32 doanh nghiệp đầu mối cùng các siêu thị, cửa hàng lớn trên địa bàn toàn tỉnh sẽ dự trữ 25.000 tấn lương thực; 4.400 tấn gia súc, gia cầm; 3.260 tấn cá tươi; 7.600 tấn rau, củ, quả; 910.000 chai rượu; 9,1 triệu lít bia; 3,1 triệu lít nước giải khát; 810 tấn bánh, mứt; 25.000 bình gas 12 kg; 25 triệu lít xăng và 29 triệu lít dầu…

“Tỉnh ta đa số hàng hóa nhập từ các địa phương khác, sản xuất tại chỗ rất ít. Vì thế, bên cạnh sự vận động từ phía Sở Công thương, bản thân các doanh nghiệp luôn chủ động trong việc tiếp cận, thu mua và dự trữ hàng hóa. Họ luôn tìm đến các đơn vị cung cấp hàng tận gốc, ký hợp đồng sớm hơn thời điểm Tết khoảng 2-3 tháng để chốt giá và chủ động nguồn hàng”- ông Huynh cho hay.

Dự báo tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong những tháng cận Tết cổ truyền tăng 25% so với những tháng bình thường. Năm nay, theo nhận định của ngành Công thương, sức mua thị trường sẽ yếu do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, doanh nghiệp kinh doanh khó khăn, giá cả biến động bất thường, nhất là hàng nông sản liên tục giảm trong thời gian gần đây. Tuy còn nhiều lo ngại về khả năng tiêu thụ hàng hóa dịp Tết, nhưng các doanh nghiệp vẫn cam kết đảm bảo nguồn cung, không để xảy ra tình trạng “cháy hàng, sốt giá”.

 

Trong những tháng cận Tết cổ truyền tăng 25% so với bình thường. Ảnh: Hồng Thi
Trong những tháng cận Tết cổ truyền tăng 25% so với bình thường. Ảnh: Hồng Thi

Phó Giám đốc Sở Công thương cũng cho biết thêm: Với lượng hàng hóa đã chuẩn bị, ngoài việc phục vụ cố định tại các cửa hàng, quầy hàng hay siêu thị… các doanh nghiệp sẽ tiếp tục tổ chức đưa hàng hóa về các vùng khó khăn để bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng; tích cực tham gia đưa hàng Việt về nông thôn, cung cấp những mặt hàng thiết yếu cho nhân dân vùng xâu, vùng xa. Những năm qua, Công ty cổ phần Thương mại Gia Lai luôn là đơn vị chủ lực, với hơn 40 đầu xe tải phục vụ bán lưu động trên địa bàn tỉnh.

Cũng theo kế hoạch đưa ra, Cục Dự trữ khu vực Bắc Tây Nguyên đảm bảo dự trữ một lượng gạo và thóc để thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh lương thực, góp phần bình ổn giá thị trường và ổn định kinh tế vĩ mô trong khu vực. Song song với đó, các đơn vị phải tập kết hàng hóa về kho dự trữ vào cuối tháng 12-2013. Các đơn vị chủ lực như: Co.op Mart Pleiku, Vinatex Mart, Công ty cổ phần Thương mại Gia Lai, Công ty Xăng dầu Bắc Tây Nguyên và Công ty cổ phần Gia Lai CTC… bên cạnh việc phục vụ tốt những mặt hàng thiết yếu cho nhu cầu mua sắm của nhân dân còn phải gắn với việc hàng hóa đảm bảo chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm.

Sở Công thương cũng tích cực phối hợp với các sở, ngành liên quan có biện pháp đẩy mạnh xã hội hóa chương trình bình ổn thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng mạng lưới phân phối thực hiện chương trình giảm giá, khuyến mại kích thích tiêu dùng để tăng sức mua, tạo điều kiện cho người có thu nhập thấp tiếp cận được với các mặt hàng bình ổn giá phục vụ cho nhu cầu thiết yếu trong dịp Tết cổ truyền dân tộc.

Hồng Thi

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm