Chư Sê "trải thảm đỏ" đón doanh nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Những năm qua, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh; khuyến khích phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Ông Nguyễn Hồng Hà-Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Chư Sê-cho biết: “Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa IX, từ năm 2015 đến nay, huyện đặc biệt chú trọng 2 chỉ tiêu trọng tâm là phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng Đảng. Với những giải pháp cụ thể, huyện nỗ lực thực hiện nhiều chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp. Theo đó, huyện tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư để doanh nghiệp tận dụng tốt cơ hội phát triển. Đồng thời, tập trung giải quyết chính sách đất đai; cải cách thủ tục hành chính; đẩy mạnh ứng dụng dịch vụ công trực tuyến; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường, tiếp cận nguồn vốn...”.
Huyện cũng đã quy hoạch cụm công nghiệp với tổng diện tích 50 ha, kêu gọi đầu tư hạ tầng đồng bộ để tạo thuận lợi về mặt bằng cho doanh nghiệp đến đầu tư sản xuất, kinh doanh.
Công nhân chăm sóc cây dược liệu tại Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Quang Minh. Ảnh: Hà Phương
Công nhân chăm sóc cây dược liệu của Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Quang Minh. Ảnh: Hà Phương
Ghi nhận nỗ lực này, ông Hoàng Phước Bính-Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê kiêm Tổng Thư ký Hội Doanh nghiệp Chư Sê-đánh giá: Cộng đồng doanh nghiệp được cấp ủy, chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ khắc phục khó khăn để hoạt động và phát triển. Đến nay, Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê có trên 200 hội viên.
Hiệp hội thực hiện tốt vai trò đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp trong việc tập hợp, đoàn kết, kết nối, hỗ trợ cùng nhau phát triển. Hiệp hội đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm tháo gỡ những khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức các chương trình đối thoại với lãnh đạo huyện, các cơ quan chức năng như: kết nối với ngân hàng, liên kết hợp tác phát triển, giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của huyện; làm việc với các đối tác...
Hoạt động của hội viên tiếp tục được duy trì, phát triển. Hàng năm, các doanh nghiệp, hợp tác xã tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
Để thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp, huyện Chư Sê đã làm tốt công tác quy hoạch, đồng thời huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội, tạo hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Được thành lập từ năm 2017, từ mô hình sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp công nghệ cao Quang Minh (611 Hùng Vương, thị trấn Chư Sê) đã dần phát triển. Hợp tác xã đang đầu tư trồng cây dược liệu với diện tích gần 60 ha.
Ông Đào Hùng Sơn-Giám đốc HTX-chia sẻ: “Trong quá trình hoạt động, HTX nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ rất lớn của chính quyền địa phương, nhất là trong việc giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư kinh doanh, thuê đất xây dựng nhà xưởng sản xuất, tuyển dụng lao động... Đặc biệt, trong thời điểm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, HTX được hướng dẫn tiếp cận với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước để ổn định sản xuất. Hiện các sản phẩm dược liệu như: đinh lăng đỏ, hà thủ ô, đẳng sâm, cát cánh... của HTX đều được tiêu thụ rộng khắp trong và ngoài tỉnh. Hợp tác xã tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động tại địa phương”.
Hoạt động trong lĩnh vực nuôi chim yến từ hơn 6 năm trước, đầu năm 2019, ông Phạm Tiến Dũng (848 Hùng Vương, thị trấn Chư Sê) đã quyết định thành lập Doanh nghiệp tư nhân Yến sào Dũng Nguyệt. Ông Dũng chia sẻ: Được huyện tạo điều kiện hỗ trợ, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khá thuận lợi. Mọi khó khăn, vướng mắc đều được các cơ quan chức năng tư vấn, hướng dẫn cụ thể, giúp doanh nghiệp tiếp cận với các quy định của pháp luật để thực hiện cho đúng.
“Khi thành lập doanh nghiệp, tôi có thuận lợi hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng, các giao dịch mua bán được mở rộng, chủ động xác định ngành nghề kinh doanh, thu hút việc làm, tăng thu nhập”-ông Dũng nói.
Theo Bí thư Huyện ủy Chư Sê, định hướng của huyện trong 5 năm tới là đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp, trong đó, công nghiệp và dịch vụ chiếm 72% GDP, nông nghiệp chiếm 28% GDP. Để tiếp tục triển khai Nghị quyết số 11 có hiệu quả, huyện xác định 8 loại cây trồng chủ lực gồm: cây dược liệu; cây có múi; nấm ăn và nấm dược liệu; rau an toàn; hoa; dâu tằm tơ; cà phê sạch và hồ tiêu sạch. Cùng với đó là 3 loại vật nuôi gồm: heo, gà, cá. Riêng về nghề nuôi cá, huyện có tiềm năng dồi dào là mặt nước hồ Ayun Hạ với diện tích 3.700 ha.
“Nếu doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh vào 1 trong 2 lĩnh vực cây-con nói trên sẽ được huyện hỗ trợ đầu tư 25-30%/dự án. Huyện xác định mũi nhọn về nông nghiệp là cây dược liệu, vì đất đai rất phù hợp với loại cây này, giá cao và ổn định, sản phẩm không bị hư hỏng”-ông Nguyễn Hồng Hà nhấn mạnh.
HÀ PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Khai thác giá trị di tích thắng cảnh Biển Hồ gắn với phát triển du lịch

Khai thác giá trị di tích thắng cảnh Biển Hồ gắn với phát triển du lịch

(GLO)- Được công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia theo Quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16-11-1988 của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch), di tích thắng cảnh Biển Hồ (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) hàng năm thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.

Gắn kết nghĩa tình, chung tay xây dựng nông thôn mới

Kết nghĩa với các buôn làng: Thắt chặt nghĩa tình, chung tay xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với phương châm “phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, linh hoạt tùy theo điều kiện cụ thể của từng cơ quan, đoàn thể, đơn vị”, chương trình kết nghĩa với các làng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn TP. Pleiku đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

(GLO)- Với những giải pháp cụ thể cùng nhiều nguồn lực hỗ trợ, năm 2024, xã vùng 3 Ayun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã giảm được 65 hộ nghèo, 30 hộ cận nghèo. Tuy nhiên đến nay, hộ nghèo, cận nghèo ở xã vẫn chiếm tỷ lệ rất cao nên công tác giảm nghèo bền vững gặp nhiều khó khăn.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

(GLO)- Chiều 14-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.