Chư Sê quan tâm xây dựng, tôn tạo công trình ghi công liệt sĩ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cùng với công tác đền ơn đáp nghĩa, huyện Chư Sê đặc biệt quan tâm xây dựng, tôn tạo các công trình ghi công liệt sĩ. Điều đó không chỉ thể hiện sự ghi nhớ công ơn của thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc mà còn giáo dục truyền thống cách mạng cho các tầng lớp nhân dân, nhất là lớp trẻ.

Một buổi chiều đầu tháng 7, chúng tôi về xã Dun-nơi có nhà bia tưởng niệm liệt sĩ vừa được đầu tư sửa chữa, tôn tạo vào cuối năm 2022 với tổng kinh phí 420 triệu đồng. Nhà bia nằm trên đỉnh một quả đồi cao, mặt hướng về cánh đồng rộng lớn, xanh mướt. Giờ đây, khuôn viên nhà bia trở nên thông thoáng hơn khi những tầng cây bụi được chặt bỏ, phát dọn gọn gàng. Từ nguồn kinh phí xã hội hóa, xã Dun trồng thêm các loại cây xanh xung quanh nhà bia, tạo cảnh quan xanh mát. Những bậc thang cũ kỹ, hư hỏng trước đây đã được làm lại, lát đá vững chắc, đẹp mắt. Khoảng sân rộng trước nhà bia cũng được sửa chữa, quy hoạch bài bản. Tên của 119 liệt sĩ cũng được khắc trang trọng trên tấm bia đặt trong khu thờ có phần mái nhà rông cách điệu.

Cán bộ, cựu chiến binh và người dân xã Dun dâng hương, dâng hoa tại nhà bia tưởng niệm liệt sĩ của xã (ảnh đơn vị cung cấp).

Cán bộ, cựu chiến binh và người dân xã Dun dâng hương, dâng hoa tại nhà bia tưởng niệm liệt sĩ của xã (ảnh đơn vị cung cấp).

Ông Lê Đình Tuyền-Chủ tịch UBND xã Dun-cho biết: “Nhà bia tưởng niệm liệt sĩ của xã được xây dựng từ năm 1998 với diện tích 1.400 m2. Qua một thời gian, nhà bia dần xuống cấp. Cuối năm 2022, được sự quan tâm của Huyện ủy, UBND và các cấp, ngành, nhà bia được đầu tư tôn tạo”. Theo ông Tuyền, công trình được hoàn thành vào đúng dịp Tết Nguyên đán nên xã tổ chức lễ dâng hương, dâng hoa, báo công rất trang trọng, đông đảo người dân trên địa bàn cùng đến tham dự.

Cuối năm 2021, nhà bia tưởng niệm liệt sĩ xã Ia Hlốp cũng được đầu tư gần 61 triệu đồng để sửa chữa. Chị Nguyễn Thị Hải-công chức Văn hóa-Xã hội xã-chia sẻ: “Hàng năm, cán bộ, công chức, đoàn viên, thanh niên thường xuyên dọn vệ sinh, bảo vệ khuôn viên nhà bia, xem đây là “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống cách mạng cho người dân, nhất là thế hệ trẻ. Năm 2021, nhà bia được đầu tư sơn sửa lại phần bia, cổng, làm hàng rào lưới mới. Nhờ đó, công trình khang trang, quy củ hơn”.

Huyện Chư Sê có 7 công trình ghi công liệt sĩ, trong đó, Nghĩa trang Liệt sĩ huyện được xây dựng vào năm 1987 với diện tích 20.000 m2, quy mô an táng gần 500 liệt sĩ. Ngoài ra, 6 xã có nhà bia tưởng niệm liệt sĩ gồm: xã Dun (năm 1998), Ia Blang (năm 1994), Ia Ko (năm 2005), Al Bá (năm 2007), Ia Hlốp (năm 2011) và Ayun (năm 2020). Từ năm 2003 đến nay, bằng các nguồn lực, huyện Chư Sê đã đầu tư hơn 18 tỷ đồng để xây dựng, sửa chữa, tôn tạo các công trình ghi công liệt sĩ. Đáng chú ý, năm 2016, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam tài trợ 10 tỷ đồng cùng với ngân sách huyện và nguồn vốn xã hội hóa, Nghĩa trang Liệt sĩ huyện được khởi công nâng cấp với tổng kinh phí 14 tỷ đồng. Năm 2020, nhà bia tưởng niệm liệt sĩ xã Ayun được xây dựng với tổng kinh phí hơn 820 triệu đồng. Riêng trong năm 2021, huyện đã tiến hành tu bổ, sửa chữa các nhà bia tưởng niệm liệt sĩ của xã Ia Hlốp, Al Bá, Ia Blang; sửa chữa tháp chuông tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện với tổng kinh phí hơn 850 triệu đồng.

Trao đổi với chúng tôi, bà Lê Thị Ngọc-Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện-cho hay: Thời gian qua, việc quản lý các công trình ghi công liệt sĩ tại địa phương được thực hiện theo đúng quy định. Ủy ban nhân dân huyện giao cho các đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, chăm sóc, lên kế hoạch xây dựng, tu bổ, chỉnh trang các công trình cũng như vận động nguồn kinh phí để hỗ trợ thực hiện. Theo đó, Nghĩa trang Liệt sĩ huyện có chia khu, hàng cụ thể, đảm bảo cho công tác quản lý, thuận lợi trong việc thăm viếng của các gia đình liệt sĩ và người dân; việc cập nhật danh sách di chuyển mộ đi/đến đảm bảo kịp thời, đúng theo quy định.

Nhà bia tưởng niệm Liệt sĩ xã Dun được đầu tư sửa chữa khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Phương Vi

Nhà bia tưởng niệm Liệt sĩ xã Dun được đầu tư sửa chữa khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Phương Vi

Bên cạnh đó, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội cùng các xã chú trọng công tác tôn tạo, chăm sóc các công trình ghi công liệt sĩ đảm bảo sạch sẽ, trang nghiêm. Vào các dịp lễ, Tết, nhất là dịp kỷ niệm Ngày Thương binh-Liệt sĩ 27-7, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể trong huyện tổ chức dâng hương, dâng hoa, thắp nến tri ân tại các công trình ghi công liệt sĩ. Đây cũng là địa chỉ quen thuộc của các buổi sinh hoạt chuyên đề, lễ kết nạp đoàn viên, thực hiện các phần việc thanh niên của tổ chức Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam các địa phương.

“Thời gian tới, huyện tiếp tục huy động các nguồn lực từ cơ quan, tổ chức, cộng đồng cho Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” nhằm bổ sung nguồn vốn xây dựng, nâng cấp, sửa chữa, tu bổ các công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn. Cùng với đó, tuyên truyền, vận động người dân chung tay bảo vệ, giữ gìn, chăm sóc các công trình, nhất là phát huy vai trò của thế hệ trẻ, lực lượng đoàn viên, thanh niên”-bà Ngọc nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực di sản văn hóa

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực di sản văn hóa

(GLO)- Ngày 14-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký ban hành Quyết định số 352/QĐ-UBND về việc công bố danh mục và phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính (TTHC) mới trong lĩnh vực di sản văn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch.

Xếp hạng di tích quốc gia Địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947. Ảnh: Ngọc Minh

Di tích lịch sử địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947 được xếp hạng di tích quốc gia

(GLO)- Ngày 14-4, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký quyết định số 1010/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng di tích quốc gia đối với di tích lịch sử Địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947 (xã Kông Bla, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai).

Người dân xã Lơ Pang chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây trồng. Ảnh: T.N

Lơ Pang khởi sắc

(GLO)- Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng nỗ lực vươn lên của người dân, diện mạo xã Lơ Pang (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Hiện tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 17,29%, đời sống vật chất và tinh thần của bà con được cải thiện rõ rệt.

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

(GLO)- Ngày 9-4, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai và ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị sau các đợt giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Diện mạo thôn Đức Hưng ngày càng khởi sắc. Ảnh: V.N

Đổi thay miền biên viễn

(GLO)- Gần 30 năm vỡ đất trồng cao su, thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đã khoác lên mình màu áo mới. Vùng đất khô khốc, bạc màu năm nào, qua bàn tay lam lũ của đoàn người đi làm kinh tế đã được phủ một màu xanh trù phú.

Gia đình ông Bùi Văn Nghị đã có cuộc sống ấm no nơi vùng đất mới. Ảnh: Q.T

Đất lành Ia Lâu

(GLO)- Cách đây hơn 30 năm, nhiều hộ dân từ các tỉnh phía Bắc vào lập nghiệp tại vùng đất Ia Lâu (huyện Chư Prông) theo diện kinh tế mới. Với sự cần cù, chịu thương, chịu khó cùng đất đai rộng lớn và màu mỡ, cuộc sống người dân trên quê hương thứ 2 ngày càng ổn định, sung túc.

Pleiku-Xưa và nay

Pleiku-Xưa và nay

(GLO)- Bằng tình yêu, niềm đam mê và sự kiên trì, nhà sưu tầm Nguyễn Quang Hiền-nguyên Phó Giám đốc Công ty Điện lực Gia Lai đã lưu giữ lại những hình ảnh của phố núi Pleiku xưa. Những tư liệu được ông lưu giữ giờ đây trở thành một miền ký ức khiến không ít trái tim thổn thức, bồi hồi...