Pleiku giáo dục truyền thống lịch sử qua “địa chỉ đỏ”

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngoài những tiết dạy trên bục giảng, thời gian qua, nhiều trường học ở TP. Pleiku còn tổ chức các chuyến đi thực tế tại “địa chỉ đỏ”. Hoạt động này đã góp phần vun đắp tình yêu quê hương, lý tưởng cách mạng cho học sinh và giúp các em yêu thích hơn bộ môn Lịch sử.
Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (phường Ia Kring) tổ chức cho học sinh tham quan bảo tàng. Ảnh: M.T

Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (phường Ia Kring) tổ chức cho học sinh tham quan bảo tàng. Ảnh: M.T

Cuối tháng 3 vừa qua, em Nguyễn Thị Phương Nhi (lớp 9/5) cùng hơn 50 học sinh ưu tú của Trường THCS Trưng Vương (phường Diên Hồng) đã vinh dự được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Buổi lễ kết nạp do Liên Đội trường phối hợp cùng Đoàn phường Diên Hồng tổ chức tại Nhà lao Pleiku. Nhi chia sẻ: “Em thấy rất vinh dự khi được kết nạp Đoàn tại một địa danh lịch sử của thành phố. Càng xúc động, tự hào hơn khi chúng em được tham quan, nghe thuyết minh về những câu chuyện lịch sử và thắp nén nhang tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh tại đây. Em hy vọng, hành trình về với các “địa chỉ đỏ” sẽ tiếp tục được nhà trường duy trì và lan tỏa để chúng em có thêm trải nghiệm và hiểu hơn về truyền thống lịch sử cách mạng của tỉnh nhà”.

Theo cô Hồ Thị Hương-giáo viên Tổng phụ trách Đội Trường THCS Trưng Vương, ý thức được tầm quan trọng của việc giáo dục truyền thống lịch sử cho học sinh tại các “địa chỉ đỏ”, những năm qua, Liên Đội thường xuyên tổ chức các chuyến đi thực tế cho học sinh với nhiều hoạt động thiết thực. Điển hình như: thăm viếng, dâng hương và chăm sóc Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đức Cơ; tham quan, tìm hiểu tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, các bảo tàng và nhà truyền thống lực lượng vũ trang nhân dân trên địa bàn; tổ chức lễ kết nạp Đoàn cho học sinh tại Nhà lao Pleiku…

“Khi tham gia các hoạt động này, tất cả học sinh đều vô cùng hứng thú. Thay vì những bài học khô khan trên lớp, các em đã được trải nghiệm thực tế, được mắt thấy, tai nghe và cảm nhận rõ hơn về tinh thần chiến đấu anh dũng của cha anh. Đây là những tiết học bổ ích, dễ nhớ, giúp học sinh có thêm hiểu biết về lịch sử địa phương và nâng cao lý tưởng cách mạng”-cô Hương nhận định.

Tương tự, các hoạt động tìm hiểu lịch sử địa phương, giáo dục truyền thống yêu nước, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng tại “địa chỉ đỏ” cũng được Liên Đội Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (phường Ia Kring) triển khai tích cực trong thời gian qua. Cô Nguyễn Thị Mỹ Hằng-giáo viên Tổng phụ trách Đội-thông tin: Đầu năm học 2022-2023, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Pleiku, Bảo tàng tỉnh, Bảo tàng Quân đoàn 3, Phòng Chính trị (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh) đã phối hợp xây dựng kế hoạch liên tịch về việc tổ chức cho học sinh tham quan, học tập ngoại khóa tại các bảo tàng, nhà truyền thống vào chủ nhật hàng tuần. Căn cứ kế hoạch này, nhà trường cũng đã tổ chức nhiều chương trình liên quan.

Những chuyến hành trình về với "địa chỉ đỏ" đã giúp học sinh thêm yêu quê hương Gia Lai và biết ơn các anh hùng dân tộc đã không tiếc máu xương vì hòa bình đất nước. Ảnh: Mộc Trà

Những chuyến hành trình về với "địa chỉ đỏ" đã giúp học sinh thêm yêu quê hương Gia Lai và biết ơn các anh hùng dân tộc đã không tiếc máu xương vì hòa bình đất nước. Ảnh: Mộc Trà

Anh Thái Giang Nam-Bí thư Thành Đoàn Pleiku: “Giáo dục lịch sử cách mạng qua “địa chỉ đỏ” không chỉ giúp học sinh thay đổi nhận thức, nâng cao tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc mà còn góp phần hình thành nên một thế hệ trẻ sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội; xứng đáng với công lao và sự hy sinh to lớn của các thế hệ cha ông đi trước”.

Ngoài ra, Liên Đội cũng phối hợp triển khai một số hoạt động ý nghĩa khác như: kết nạp Đội cho học sinh lớp 3 tại Nhà lao Pleiku, các bảo tàng; hành trình về nguồn tại xã Gào; thăm và tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng trú tại phường Ia Kring… Sau mỗi đợt ngoại khóa, chúng tôi đều yêu cầu học sinh viết bài thu hoạch về nơi đã được đến nhằm giúp các em ghi nhớ những bài học từ chuyến đi thực tế.

Là học sinh có bài cảm nhận xuất sắc vừa được tuyên dương trước toàn trường, em Nguyễn Mai Phương (lớp 5/1) vui vẻ nói: “Đến với xã Gào anh hùng, chúng em được nghe các ông, bà, cô, chú kể lại những tháng ngày cả làng cùng nhau đánh giặc vô cùng gian khổ mà hào hùng. Em còn được thăm khu di tích lịch sử cây đa tại làng C, trải nghiệm đánh cồng chiêng và múa xoang. Qua chuyến đi thực tế này, em càng thêm yêu quê hương Gia Lai và biết ơn các anh hùng dân tộc đã không tiếc máu xương vì hòa bình đất nước”.

Trên địa bàn TP. Pleiku có nhiều địa điểm, di tích lịch sử cách mạng. Những “địa chỉ đỏ” này đã góp phần giáo dục truyền thống dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước cho học sinh nói riêng và thế hệ trẻ nói chung. Anh Thái Giang Nam-Bí thư Thành Đoàn Pleiku-cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, Thành Đoàn đã phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hội Cựu chiến binh, Ban Chỉ huy Quân sự thành phố xây dựng kế hoạch về “tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh-thiếu niên, nhi đồng” với nhiều hoạt động thiết thực. Thành Đoàn đã chỉ đạo tất cả các liên đội mỗi năm phải tổ chức cho học sinh đến với “địa chỉ đỏ” ít nhất một lần; kết nạp đoàn viên, đội viên tại “địa chỉ đỏ”… và xem đây là tiêu chí bắt buộc để tính điểm thi đua cuối năm.

Có thể bạn quan tâm

Phường Tây Sơn ra mắt tủ sách giới thiệu các tác phẩm tiêu biểu của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Phường Tây Sơn ra mắt tủ sách giới thiệu các tác phẩm tiêu biểu của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(GLO)- Sáng 1-11, Trung tâm học tập cộng đồng phường Tây Sơn (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) ra mắt tủ sách trưng bày, giới thiệu các tác phẩm tiêu biểu của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến cán bộ, đoàn viên, thanh niên và nhân dân trên địa bàn.

Giáo dục lý tưởng cách mạng cho bạn trẻ trong bối cảnh chuyển đổi số

Giáo dục lý tưởng cách mạng cho bạn trẻ trong bối cảnh chuyển đổi số

Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng nhằm xây dựng hình mẫu thanh niên thời kỳ mới trong bối cảnh chuyển đổi số, hội nhập quốc tế sâu rộng.

Gần 8.000 học sinh huyện Chư Păh được xem phim với chủ đề “Điện ảnh trong mắt trẻ thơ”

Gần 8.000 học sinh huyện Chư Păh được xem phim với chủ đề “Điện ảnh trong mắt trẻ thơ”

(GLO)- Từ ngày 14 đến 18-10, Hãng phim trẻ TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Huyện Đoàn-Hội đồng Đội huyện Chư Păh tổ chức chiếu phim lưu động với chủ đề “Điện ảnh trong mắt trẻ thơ” phục vụ gần 8.000 học sinh tại 14 trường Tiểu học ở huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai).