Chư Sê: Nỗ lực hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Chư Sê tích cực vận động các nguồn lực hỗ trợ gia đình nạn nhân vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Nhiều cách làm hay
Huyện Chư Sê có 800 người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm và nhiễm chất độc hóa học, trong đó có 151 người được hưởng trợ cấp. Toàn huyện có 430 gia đình với trên 500 nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC), trong đó có 152 nạn nhân thế hệ thứ 2, 174 người là nạn nhân thế hệ thứ 3, số gia đình có từ 2 đến 8 nạn nhân còn sống là 70. Đa số gia đình NNCĐDC đều sống dưới mức trung bình, các hộ nạn nhân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đời sống lại càng nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Xuân Thủy-Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin huyện Chư Sê-thông tin: Trong 5 năm (2015-2020), Hội đã vận động được trên 4 tỷ đồng để trợ giúp NNCĐDC. Riêng từ đầu năm đến nay, dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng Hội cũng đã vận động được trên 150 triệu đồng.
Ông Nguyễn Xuân Thủy-Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin huyện Chư Sê (bìa phải) cùng đại diện Hội Bảo trợ trẻ em Việt Nam nhiễm dioxin (VNED) trao tiền hỗ trợ cho gia đình nạn nhân. Ảnh: Như Nguyện
Ông Nguyễn Xuân Thủy-Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin huyện Chư Sê (bìa phải) cùng đại diện Hội Bảo trợ trẻ em Việt Nam nhiễm dioxin (VNED) trao tiền hỗ trợ cho gia đình nạn nhân. Ảnh: Như Nguyện
Không chỉ chủ động kết nối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn, Hội NNCĐDC/dioxin huyện Chư Sê còn liên kết với các tổ chức từ thiện trong và ngoài nước quyên góp hỗ trợ giúp nạn nhân. Theo ông Thủy, Hội đã kết nối với 2 tổ chức từ thiện ở nước ngoài là Hội Bảo trợ trẻ em Việt Nam nhiễm dioxin (VNED) tại Pháp và tổ chức thiện nguyện GIVE.asia Việt Nam (Singapore). Ngoài ra, Hội còn kết nối với hàng chục doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thường xuyên tham gia ủng hộ, chăm sóc, giúp đỡ NNCĐDC. Bên cạnh đó, Hội thông qua kênh báo chí kêu gọi các tổ chức, cá nhân chung tay giúp đỡ những gia đình nạn nhân đặc biệt khó khăn.
Giúp NNCĐDC ổn định cuộc sống
Từ nguồn lực vận động quyên góp, Hội NNCĐDC/dioxin huyện Chư Sê đã triển khai nhiều hoạt động, phong trào hướng về NNCĐDC như: thăm hỏi, tặng quà nhân dịp lễ, Tết; xây nhà ở; tặng xe lăn; hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ em bị khuyết tật nặng; thực hiện chương trình “Hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm; cải thiện đời sống, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho NNCĐDC/dioxin tại gia đình và cộng đồng”… Từ năm 2011 đến nay, Hội đã hỗ trợ sinh kế cho gần 200 gia đình nạn nhân (mỗi gia đình từ 10 đến 15 triệu đồng). Hiện có 27 hộ vươn lên thoát nghèo bền vững.
Bà Trương Thị Hồng Phượng (tổ 6, thị trấn Chư Sê) có 2 người con bị ảnh hưởng chất độc da cam. Biết hoàn cảnh của gia đình, các tổ chức đoàn thể địa phương, nhất là Hội NNCĐDC/dioxin huyện và thị trấn Chư Sê đã đến thăm hỏi, hướng dẫn làm các thủ tục để các cháu được hưởng trợ cấp xã hội. Hiện nay, 1 cháu được hưởng chế độ hàng tháng và được hỗ trợ tiền nuôi dưỡng 5 triệu đồng/năm.
11-4-2021 Hội NNCĐDCDioxin huyện Chư Sê phối hợp với mạnh thường quân tổ chức tặng quà cho NNCĐDC tại huyện. Ảnh Như Nguyện
Hội NNCĐDC/Dioxin huyện Chư Sê phối hợp với Mạnh Thường Quân tổ chức tặng quà cho NNCĐDC tại huyện. Ảnh: Như Nguyện
Cũng nhờ có Hội NNCĐDC/dioxin huyện và các ban ngành, đoàn thể giúp đỡ mà gia đình ông Lê Văn Kỳ (làng Tơ Nung, xã Hbông) đã thoát nghèo. “Gia đình tôi có 4 người con nhưng 2 cháu bị nhiễm chất độc da cam (hiện 1 cháu đã mất). Trước đây, kinh tế rất khó khăn, chỉ có cái chòi để ở, không có đất sản xuất. Nhờ sự hỗ trợ của Hội mà gia đình tôi xây nhà mới và được hỗ trợ sinh kế để vươn lên thoát nghèo. Gia đình thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm”-ông Kỳ bộc bạch.
“Dù còn nhiều khó khăn nhưng chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình để vận động nguồn lực hỗ trợ các nạn nhân, tiếp thêm niềm tin và nghị lực cho họ vươn lên trong cuộc sống”-Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin huyện Chư Sê cho biết.
NHƯ NGUYỆN

Có thể bạn quan tâm

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Hội LHPN xã Ia Mơ Nông tặng hội viên thùng rác để bỏ rác sinh hoạt, bảo vệ môi trường. Ảnh: G.H

Ia Mơ Nông chung tay bảo vệ môi trường nông thôn

(GLO)- Nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và triển khai nhiều mô hình, cách làm hay, hiệu quả, góp phần làm cho cảnh quan môi trường nông thôn của xã ngày càng xanh-sạch-đẹp. 

Diện mạo nông thôn xã Chư Mố ngày càng khang trang. Ảnh: R.H

Chuyện về những ngôi làng bên sông Ba

(GLO)- Đến xã Chư Mố (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), chúng ta nhận thấy tên gọi 5 làng ở đây đều gắn liền với dòng sông Ba và những người lập làng đầu tiên. Đó là các làng: Plơi Apa Ama Đă, Plơi Apa Ama H’Lăk, Plơi Apa Ama Lim, Plơi Apa Ơi H’Trông và Plơi Apa Ơi H’Briu.

Hàng cây ngô đồng rực sắc trên đường về miền biên giới Ia Mơ. Ảnh: V.T.T

Về miền biên giới Ia Mơ

(GLO)- Khi ngồi viết những dòng chữ này, tôi vẫn còn vấn vương trước vẻ đẹp của hàng cây ngô đồng điểm tô sắc đỏ chấm phá trên nền trời xanh biếc dọc miền biên giới Ia Mơ.

Nhờ chăm chỉ làm lụng, gia đình anh Rơ Lan Hle (ở giữa) đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, bề thế. Ảnh: T.D

Sức sống mới ở làng Ó

(GLO)- Xa rồi những ngày khốn khó với nỗi lo thiếu đói lúc giáp hạt luôn ám ảnh trong tâm trí người dân làng Ó, xã Ia Krái, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Giờ đây, làng Ó đã khoác lên mình chiếc áo mới bởi màu tươi sáng của những ngôi nhà xây to đẹp và các khu vườn mướt xanh, trĩu quả.