Chư Sê đầu tư xây dựng thương hiệu sầu riêng đặc sản

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Song song với việc chuyển đổi những diện tích cà phê, hồ tiêu già cỗi cho năng suất thấp để phát triển vùng chuyên canh cây sầu riêng, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) còn hướng đến việc nâng cao chất lượng, năng suất nhằm đưa loại trái cây này trở thành sản phẩm đặc sản.

Khu vườn của ông Nguyễn Phước Thiện (thôn 6, xã Ia Blang) rộng khoảng 5 ha, có hơn 900 cây sầu riêng Ri 6, sầu riêng Thái, sầu riêng sữa được trồng xen với cà phê, hồ tiêu. Trong số này có 500 cây đang kỳ thu hoạch, số còn lại cũng cho thu bói. Đối với những cây đã cho thu hoạch lâu năm, năng suất trung bình 80-100 trái/cây; cây cho thu 2-3 năm thì khoảng 35-40 trái/cây; cây cho thu bói cũng đạt 10-20 trái/cây. Năm 2021, mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng vườn sầu riêng của ông Thiện vẫn đạt trên 50 tấn quả. Với giá bán trung bình 45.000 đồng/kg, gia đình ông lãi khoảng 2 tỷ đồng. “Nếu giá sầu riêng năm nay giảm xuống chỉ còn khoảng 20.000 đồng/kg thì lợi nhuận vẫn cao hơn cà phê và nhiều cây trồng khác”-ông Thiện khẳng định.

 Người dân xã Ia Blang tham gia Dự án trồng thâm canh sầu riêng được hỗ trợ cây giống, phân bón và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc. Ảnh: Minh Nguyễn
Người dân xã Ia Blang tham gia Dự án trồng thâm canh sầu riêng được hỗ trợ cây giống, phân bón và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc. Ảnh: Minh Nguyễn


Tương tự, gia đình ông Nguyễn Quốc Anh (làng Ser, xã Kông Htok) cũng có hơn 200 cây sầu riêng giống Ri 6 và Mon Thoong trồng xen với hồ tiêu. Trong số này có 70 cây đã cho thu hoạch ổn định với gần 10 tấn quả/vụ. Sau khi trừ chi phí, ông thu về gần 400 triệu đồng. Trong khi đó, hộ ông Nguyễn Trọng Dũng (thôn 5, xã Ia Blang) cũng trồng 1.000 cây sầu riêng cơm vàng hạt lép trên diện tích 7 ha hồ tiêu bị chết. Dự kiến năm nay, với 500 cây sầu riêng cho thu bói, ông thu khoảng 30 tấn quả.

Những năm gần đây, huyện Chư Sê đã tập trung nhiều nguồn lực hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) liên kết cùng người dân sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ các loại nông sản chủ lực. Năm 2021, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, huyện đã hỗ trợ trên 285 triệu đồng cho HTX dịch vụ tổng hợp Ia Blang triển khai Dự án trồng thâm canh cây sầu riêng.

Ông Lê Duy Oai-Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc HTX dịch vụ tổng hợp Ia Blang-cho biết: Từ năm 2019 đến nay, đơn vị đã triển khai Dự án trồng thâm canh cây sầu riêng cho 40 hộ dân trên diện tích 40 ha, đồng thời định hướng mở rộng đến 100 ha trong thời gian đến. “Bên cạnh việc hướng dẫn chăm sóc theo hướng đảm bảo quy trình kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng, chúng tôi còn định hướng cho bà con sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ nhằm hướng đến việc xây dựng sản phẩm OCOP, khẳng định thương hiệu sản phẩm sầu riêng đặc sản của địa phương”-ông Oai chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Văn Hợp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê: Năm 2020 và 2021, từ nguồn kinh phí sự nghiệp khuyến nông, sự nghiệp nông nghiệp, huyện đã đầu tư hơn 502 triệu đồng hỗ trợ cây giống phát triển 34,7 ha sầu riêng cơm vàng hạt lép tại các xã: Ia Pal, Ia Glai, Ia Blang, Ia Hlốp và thị trấn Chư Sê. Đồng thời, huyện cũng đã thành lập các nông hội, tổ liên kết, HTX hợp tác xây dựng chuỗi liên kết phát triển cây sầu riêng như: Nông hội trồng cây ăn quả xã Ia Blang với gần 100 thành viên trồng sầu riêng; HTX dịch vụ tổng hợp xã Ia Blang, HTX dịch vụ tổng hợp xã Ia Hlốp hợp tác xây dựng chuỗi liên kết phát triển cây sầu riêng; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất sầu riêng với Công ty TNHH xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu…

Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê cho rằng: Với hơn 230 ha sầu riêng, người dân nên tập trung thâm canh đúng kỹ thuật, nâng cao chất lượng, năng suất. Ngoài ra, bà con nông dân cần chủ động tham gia và mở rộng các chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm để bảo đảm đầu ra theo hướng bền vững. “Trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, huyện chú trọng quy hoạch ngành nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất cho từng vùng, từng loại cây trồng, vật nuôi chủ yếu; ưu tiên quy hoạch các vùng chuyên canh trồng cây ăn quả, đặc biệt là các loại cây có múi giá trị kinh tế cao. Từ những dấu hiệu khả quan mang lại, huyện đang hướng đến phát triển sản phẩm sầu riêng sạch, nguồn gốc rõ ràng để xây dựng loại trái cây này trở thành sản phẩm đặc sản của địa phương”-ông Hợp thông tin.

 

 MINH TRIỀU

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.