Chư Sê chú trọng giáo dục pháp luật trong trường học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ở Chư Sê, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong trường học được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp từng lứa tuổi học sinh.

Ông Phạm Xuân Phúc-Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Sê-cho biết: Hàng năm, đơn vị xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các trường học chủ động phối hợp với cơ quan, ban ngành, đoàn thể địa phương tổ chức các buổi tuyên truyền PBGDPL đến cán bộ, công nhân viên, người lao động, học sinh và phụ huynh. Nội dung, hình thức tuyên truyền được biên soạn theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với đặc thù địa phương, cấp học và trình độ nhận thức của học sinh. Trong đó, tập trung tuyên truyền các vấn đề được dư luận xã hội quan tâm như: Luật Giao thông đường bộ; Luật Phòng-chống tác hại của rượu, bia; phòng-chống tội phạm mua bán người; phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ; phòng-chống xâm hại trẻ em, bạo lực học đường, tảo hôn, tệ nạn xã hội và các văn bản pháp luật khác gắn với chỉ tiêu thi đua của trường.

Học sinh Trường THCS Chu Văn An (thị trấn Chư Sê) đọc sách ở tủ sách pháp luật đặt tại trường. Ảnh: R'Ô HOK

Học sinh Trường THCS Chu Văn An (thị trấn Chư Sê) đọc sách ở tủ sách pháp luật đặt tại trường. Ảnh: R'Ô HOK

Bên cạnh đó, các trường học còn đưa nội dung tuyên truyền pháp luật vào các buổi học chính khóa tích hợp, lồng ghép với các môn học có ưu thế về PBGDPL như: giáo dục công dân, giáo dục quốc phòng, địa lý, lịch sử; đồng thời, chú trọng hoạt động giáo dục ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật dưới hình thức sân khấu hóa, tiểu phẩm, trò chơi, phiên tòa giả định... nhằm giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Ngoài ra, các trường học thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật liên quan lên tủ sách pháp luật, cổng/trang thông tin điện tử, mạng xã hội Facebook, Zalo, YouTube. Cùng với đó, các trường học còn chủ động phối hợp với cơ quan Công an không để xảy ra ùn tắc giao thông tại khu vực cổng trường vào giờ cao điểm, ký cam kết với phụ huynh không giao xe máy cho con em khi chưa đủ tuổi...

Cô Tạ Thị Nguyệt Hà-Hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An (thị trấn Chư Sê) cho hay: Hàng năm, nhà trường lồng ghép nội dung tuyên truyền pháp luật theo kế hoạch, chương trình của cấp học đến toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh; thường xuyên tổ chức, tham gia các hội thi, cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật do các cấp phát động. Đồng thời, chú trọng bổ sung tủ sách pháp luật tại thư viện cũng như tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền PBGDPL cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. “Tại cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh năm học 2022-2023, nhà trường đạt giải nhì về lĩnh vực khoa học xã hội hành vi với đề tài bằng truyện tranh để tuyên truyền cho học sinh về bạo lực học đường”-cô Hà cho biết thêm.

Em Trần Thị Như (lớp 9A5, Trường THCS Chu Văn An) chia sẻ: Trong các buổi tuyên truyền pháp luật do nhà trường, Công an và Huyện Đoàn tổ chức, em được cung cấp rất nhiều thông tin bổ ích liên quan đến các quy định của pháp luật. “Đặc biệt, trong buổi tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ, các chú Công an thường xuyên thông tin về tình hình tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn huyện, nguyên nhân và hậu quả, cách phòng tránh tai nạn giao thông, các quy định của Luật Giao thông đường bộ kết hợp với hỏi-đáp nhằm giúp chúng em dễ hiểu, nhớ lâu. Từ đó, chúng em nghiêm túc chấp hành.

Công an huyện Chư Sê tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các em học sinh trên địa bàn. Ảnh: R'Ô HOK

Công an huyện Chư Sê tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các em học sinh trên địa bàn. Ảnh: R'Ô HOK

Từ đầu năm học đến nay, 100% các trường học đều tổ chức lồng ghép tuyên truyền PBGDPL vào nội dung giảng dạy. Cô Phan Thị Thu Huyền-Hiệu trưởng Trường THCS Lê Duẩn (xã Ia Tiêm) cho hay: Nhà trường thường xuyên mời các báo cáo viên về phổ biến các quy định của pháp luật. Đồng thời, lồng ghép tư vấn, giải đáp pháp luật nhằm giúp các em dễ dàng tiếp cận. Nhờ vậy, ý thức chấp hành pháp luật của học sinh trong trường có nhiều tiến bộ.

Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Sê cho biết thêm: Thời gian tới, đơn vị tiếp tục PBGDPL thông qua dạy học chính khóa, cuộc họp cơ quan, buổi chào cờ đầu tuần, tiết sinh hoạt cuối tuần. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức các buổi ngoại khóa chuyên đề về PBGDPL, phiên tòa giả định; tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng pháp luật cho đội ngũ giáo viên và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền PBGDPL. Từ đó, giúp cán bộ, giáo viên và học sinh nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, hình thành thói quen học tập, tìm hiểu pháp luật, góp phần giảm thiểu hành vi vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm

"Bữa sáng yêu thương" do Đoàn phường Cheo Reo triển khai đã giúp các em học sinh nghèo thêm yêu trường, mến lớp, đi học chuyên cần. Ảnh: V.C

Mang "Bữa sáng yêu thương" đến với học sinh nghèo

(GLO)- Những “Bữa sáng yêu thương” do tuổi trẻ phường Cheo Reo (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) triển khai tại 2 điểm lẻ của Trường Mầm non Hoa Hồng đã và đang lan tỏa tình yêu thương, giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, tiếp tục gắn bó với trường lớp.

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn còn nhiều trường học có cổng ra vào nằm cạnh đường quốc lộ và tỉnh lộ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT) rất cao. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần triển khai các giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông liên quan đến học sinh.

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

(GLO)- Suốt 7 năm công tác tại điểm trường làng Châu (Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến, xã Chư Krêy, huyện Kông Chro), cô Huỳnh Thị Cẩm Hồng luôn vượt khó kiên trì bám lớp. Càng thương học trò, cô càng quyết tâm "ươm mầm" tri thức, giúp các em có một tương lai tươi sáng hơn.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.