Chư Sê chủ động phòng ngừa cúm gia cầm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Song song với công tác phòng-chống dịch tả heo châu Phi, huyện Chư Sê (Gia Lai) cũng đang triển khai quyết liệt các giải pháp phòng-chống dịch cúm trên đàn gia cầm trong thời điểm giao mùa nhằm hạn chế thiệt hại cho người chăn nuôi trên địa bàn.
Vào cuối tháng 7 vừa qua, tại phường Yên Thế (TP. Pleiku) xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6. Ngay sau đó, cơ quan chức năng địa phương đã tiến hành lập biên bản, kiểm đếm và tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm 3.600 con bị bệnh. Tuy nhiên, thông tin về việc cúm gia cầm xuất hiện trên địa bàn tỉnh khiến nhiều hộ chăn nuôi rất lo lắng.
 Các hộ chăn nuôi chú trọng vệ sinh chuồng trại để phòng ngừa dịch bệnh trên đàn gia cầm. Ảnh: Q.T
Các hộ chăn nuôi chú trọng vệ sinh chuồng trại để phòng ngừa dịch bệnh trên đàn gia cầm. Ảnh: Q.T
Gia đình ông Lê Thanh Hoàng (thôn Mỹ Thạch 1, thị trấn Chư Sê) có gần 200 con gà và vịt vừa nuôi được hơn 2 tháng. Sau khi biết tin cúm gia cầm xuất hiện ở TP. Pleiku, gia đình ông đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng-chống dịch cúm trên đàn gà và vịt của mình. “Những ngày qua, tôi thường xuyên vệ sinh, khử trùng chuồng trại và môi trường xung quanh bằng hóa chất Benkocid do chính quyền cấp. Ngoài ra, tôi cũng thường xuyên vệ sinh máng ăn, thay nước uống sạch cho gà, vịt cũng như tăng cường chế độ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho đàn gia cầm”-ông Hoàng chia sẻ.
Để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn dịch cúm gia cầm xảy ra trên địa bàn, UBND huyện Chư Sê đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị có liên quan và UBND các xã, thị trấn triển khai các biện pháp phù hợp với điều kiện của địa phương như: thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm tại địa bàn quản lý; phối hợp chặt chẽ với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT) để trao đổi thông tin, báo cáo tình hình nhằm xử lý kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra; quản lý chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán gia cầm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đồng thời, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với đơn vị có liên quan và UBND các xã, thị trấn quản lý chặt chẽ việc giết mổ gia cầm, đảm bảo gia cầm đưa vào giết mổ phải khỏe mạnh; xử lý các trường hợp giết mổ gia cầm trái phép.
Theo ông Lê Sĩ Quý-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Sê: Toàn huyện có khoảng 201.000 con gia cầm (chủ yếu là gà và vịt) được người dân nuôi theo hình thức trang trại và chăn nuôi nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình. Vào thời điểm giao mùa, dịch cúm gia cầm có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Vì vậy, thời gian qua, huyện đã chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng-chống bệnh cúm gia cầm như: tập trung phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, dọn vệ sinh, tiêu độc khử trùng bằng hóa chất tại các chợ, khu vực chăn nuôi, môi trường xung quanh... Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã phối hợp với các địa phương, chủ trang trại tiến hành phun tiêu độc khử trùng 2 đợt với gần 400 lít hóa chất Benkocid; đồng thời, tiến hành rắc vôi bột xung quanh chuồng trại, các chợ đầu mối có nguy cơ xảy ra dịch cúm.
Người dân cần mua bán, sử dụng trứng gia cầm phải có nguồn gốc rõ ràng. Ảnh: Q.T
Người dân cần mua bán, sử dụng trứng gia cầm phải có nguồn gốc rõ ràng. Ảnh: Q.T
Đặc biệt, huyện tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi, lực lượng thú y cơ sở theo dõi sức khỏe của đàn gia cầm; giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh đến tận hộ chăn nuôi; không sử dụng giống gia cầm không rõ nguồn gốc và gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa qua kiểm dịch; sử dụng thịt gia cầm phải nấu chín, không ăn tiết canh; vận động người dân tự giác khai báo khi phát hiện gia cầm bị bệnh, nghi mắc bệnh cúm nhằm giảm thiểu các hành vi làm dịch phát sinh và lây lan dịch bệnh... Đồng thời, vận động các hộ chăn nuôi, buôn bán, giết mổ gia cầm tự mua vôi bột, hóa chất duy trì thực hiện việc tiêu độc khử trùng theo định kỳ và theo phát động của địa phương.
Trước những diễn biến phức tạp và khó lường của bệnh dịch tả heo châu Phi, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Chư Sê đang chuyển sang đầu tư chăn nuôi gia cầm để hạn chế bớt rủi ro, đồng thời bù lại tổn thất từ chăn nuôi heo. Do đó, ngành chức năng địa phương đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp phòng ngừa dịch bệnh trên đàn gia cầm nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người chăn nuôi.
 QUANG TẤN

Có thể bạn quan tâm

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông sản năm qua là một trong những mảng sáng của bức tranh kinh tế đất nước, góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới.

Hộ ông Rmah Tuân (làng Plei Thơh Ga B, xã Chư Don) mượn giống lúa Đài Thơm 8 để đưa vào sản xuất trong vụ mùa 2024. Ảnh: N.D

Chư Pưh hỗ trợ nông dân gieo trồng giống lúa mới

(GLO)- Vụ mùa 2024, Hội Nông dân huyện Chư Pưh đã triển khai mô hình “Chuyển đổi giống lúa mới”. Theo đó, Hội kết nối với doanh nghiệp cho người dân mượn giống lúa để sản xuất, sau khi thu hoạch thì trả lại. Đây là cách làm mới trong phát triển cây lúa nước của địa phương.

Sở Nông nghiệp và PTNT yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh tuyệt đối không sử dụng các hoá chất cấm, hoá chất độc hại trong quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến nông, lâm, thủy sản. Ảnh: Hồng Thương

Gia Lai cảnh báo vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

(GLO)- Sở Nông nghiệp và PTNT vừa có Công văn số 391/SNNPTNT-QLCLNLSTS gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông-lâm-thủy sản trên địa bàn tỉnh về việc cảnh báo vi phạm quy định về an toàn thực phẩm các nước nhập khẩu.

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

(GLO)- Sau những ngày nghỉ Tết, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trở lại guồng quay của công việc, bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Ai nấy đều gửi gắm ước vọng vào một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, việc kinh doanh thuận lợi để cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Người trồng dưa hấu thiệt hại kép

Người trồng dưa hấu thiệt hại kép

(GLO)- Năm nay, nhiều nông dân ở khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai chịu thiệt hại kép khi dưa hấu vừa mất mùa, vừa rớt giá. Nhiều hộ rơi vào cảnh trắng tay, thậm chí phải gánh thêm khoản nợ lớn sau nhiều tháng dãi nắng dầm mưa.

Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai làm việc với lãnh đạo Công ty về việc hợp tác phát triển ngành nông nghiệp bền vững, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn. Ảnh: H.T

Giống chanh dây Nafoods đạt thương hiệu quốc gia

(GLO)- Sau gần 30 năm đi vào hoạt động, Nafoods Group đã khẳng định uy tín, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững. Mới đây, Nafoods Group được vinh danh thương hiệu quốc gia năm 2024 với dòng sản phẩm cây giống chanh dây chất lượng cao.

Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa tặng 2 triệu cây xanh cho tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.T

Sắc xuân trên vùng nguyên liệu mía Đông Nam Gia Lai

(GLO)- Những ngày cuối năm Giáp Thìn 2024, vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai (AgriS Gia Lai) rộn vang tiếng cười của người dân và nhân công thu hoạch khi giá mía tiếp tục duy trì ở mức cao giúp nông dân có lợi nhuận khá.