Chư Pưh: Trồng đinh lăng kết hợp cây ăn quả cho thu nhập cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau 4 năm chuyển đổi diện tích hồ tiêu sang trồng đinh lăng xen cây ăn quả, gia đình cựu chiến binh Lê Cường (thôn Thiên An, xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh, Gia Lai) đã có nguồn thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
  Ông Lê Cường (bìa phải) giới thiệu mô hình trồng cây đinh lăng.  Ảnh: L.T
Ông Lê Cường (bìa phải) giới thiệu mô hình trồng cây đinh lăng. Ảnh: Lê Trang
Dẫn chúng tôi tham quan mô hình trồng đinh lăng xen cây ăn quả của gia đình, ông Lê Cường cho biết, cách đây 4 năm, khi diện tích hồ tiêu có dấu hiệu nhiễm bệnh, ông không đầu tư trồng lại mà quyết tâm tìm hướng đi mới. Thấy cây đinh lăng dễ trồng, tốt cho sức khỏe, giá bán lại cao, ông quyết định chuyển đổi diện tích hồ tiêu chết sang trồng loại cây này. “Mới đầu, do chưa nắm vững kỹ thuật nên tôi chỉ mua 1 kg giống đinh lăng về trồng thử nghiệm. Đến nay, tôi đã nhân rộng diện tích trồng đinh lăng lên 4 sào. Trong quá trình sản xuất, thấy cây đinh lăng ưa bóng mát nên tôi trồng xen cây ăn quả như sầu riêng, bơ để tạo bóng mát, giúp cây phát triển tốt”-ông Cường chia sẻ.
Cũng theo ông Cường, trồng đinh lăng không khó, cây lại ít sâu bệnh, vốn đầu tư chăm sóc cũng ít. Đinh lăng trồng 3 năm là cho thu hoạch từ gốc đến lá. “Hiện nay, vườn đinh lăng của tôi có khoảng 4.000 cây, trồng xen 100 cây sầu riêng và 50 cây bơ các loại. Các loại cây này đều phát triển tốt và đã cho thu hoạch. Đinh lăng trên 3 năm tuổi bán tận vườn cả gốc, thân, lá được 400.000-500.000 đồng/cây. Trồng càng lâu năm, củ đinh lăng càng có giá, có những cây bán được hàng triệu đồng. Ngoài ra, tôi còn bán cả thân đinh lăng để làm giống với giá 50.000 đồng/kg”-ông Cường cho biết. Mô hình trồng đinh lăng kết hợp cây ăn quả đã giúp gia đình ông Cường có nguồn thu nhập ổn định. Mỗi năm, gia đình ông lãi trên 200 triệu đồng từ bán đinh lăng, sầu riêng và bơ.
Trao đổi với P.V, ông Trần Huy Cửu-Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Chư Pưh-cho biết: “Thời gian qua, phong trào “Cựu chiến binh sản xuất, kinh doanh giỏi” được đông đảo hội viên trên địa bàn huyện tích cực tham gia. Nhiều hội viên đã xây dựng được mô hình kinh tế mang lại thu nhập cao. Ông Lê Cường là một trong những cựu chiến binh đi đầu trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp”.
Lê Trang

Có thể bạn quan tâm

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

Ấm no theo những vườn cao su Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

(GLO)- Cây cao su có mặt trên đất Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cây cao su mới được trồng với diện tích lớn. Dù trải qua nhiều thăng trầm về giá cả nhưng cao su vẫn là cây trồng chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo trên cao nguyên.
Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

(GLO)- Từ chỗ chăn thả rông trên núi, đến nay, 100% đàn bò của xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã được nuôi nhốt trong chuồng. Việc nuôi nhốt giúp đàn bò được chăm sóc tốt hơn, người dân lại tận thu được nguồn phân bón và tránh được tình trạng mất trộm.