Chư Pưh tăng cường phòng-chống cúm gia cầm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian gần đây, dịch cúm gia cầm (H5N1) đã xuất hiện tại tỉnh Đak Lak gây nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi tỉnh này. Trước diễn biến dịch cúm gia cầm, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Chư Pưh, nơi giáp ranh với tỉnh Đak Lak, đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt nhằm kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn không để dịch xâm nhập vào địa bàn huyện.

Theo thống kê của Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Chư Pưh, tổng đàn gia cầm trên địa bàn huyện có khoảng 66.750 con, chủ yếu nuôi nhỏ lẻ trong các hộ gia đình ở 9 xã, thị trấn. So với các địa phương khác trong tỉnh, đây không phải là số gia cầm lớn. Tuy nhiên, do nằm trên tuyến quốc lộ 14, điểm trung gian vận chuyển, tiêu thụ gia cầm từ các tỉnh nhập vào Đak Lak, Đak Nông và ngược lại… vì vậy, công tác phòng-chống dịch cúm gia cầm được Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Chư Pưh quan tâm thực hiện chặt chẽ. Trong đó, Trạm tập trung ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển gia cầm từ Đak Lak qua địa bàn.

 

Phun thuốc tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi. Ảnh: N.D
Phun thuốc tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi. Ảnh: N.D

Ông Trương Viết Trung-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Le (huyện Chư Pưh) cho biết: Xã Ia Le hiện có khoảng 16.000 con gia cầm được nuôi nhỏ lẻ trong các hộ gia đình ở 15 thôn, làng. Do địa bàn giáp ranh với tỉnh Đak Lak nên UBND xã đã triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn dịch từ xa như: hỗ trợ kinh phí cho cán bộ xuống các thôn, làng phun thuốc Bencocid tiêu độc khử trùng ở các khu vực chăn nuôi và chợ; thông tin và phối hợp với Trạm Kiểm soát Dịch bệnh động vật tỉnh Đak Lak kiểm dịch chặt chẽ trước khi lưu thông trên quốc lộ 14 vào địa bàn huyện...

Còn theo ông Nguyễn Công Trình-Trưởng trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Chư Pưh: Đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn dịch bệnh tại các xã giáp ranh với tỉnh Đak Lak là Ia Le và Ia Blứ. Cử cán bộ kiểm tra, giám sát chặt chẽ 2 chợ Ia Le và Ia Blứ. Hàng tuần, các tỉnh lân cận đều có báo báo chi tiết tình hình xuất-nhập gia cầm, qua kiểm tra không có nhập gia cầm vào huyện. Ủy ban nhân dân huyện rất quan tâm và chỉ đạo quyết liệt công tác phòng-chống dịch trên đàn gia súc, gia cầm, đưa cán bộ nông nghiệp xuống các xã hỗ trợ, trong đó 2 xã Ia Le, Ia Blứ đều có cán bộ thú y.

Bên cạnh đó, Trạm cùng các xã đã tổ chức phun 220 lít hóa chất Bencocid tiêu độc khử trùng tại các khu vực và vùng trọng điểm có nguy cơ xảy ra dịch. Tuyên truyền cho người dân hiểu về công tác tiêm phòng cho đàn gia cầm. Khó khăn hiện nay chủ yếu là do hoạt động chăn nuôi nhỏ lẻ trong các hộ gia đình, không có trang trại chăn nuôi gia cầm tập trung nên khó kiểm soát. Không những vậy, do địa bàn nằm trên tuyến quốc lộ 14 nên đòi hỏi nhiều lực lượng cùng tham gia phối hợp để ngăn chặn.

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.

Để kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm, Siêu thị Co.op Mart Pleiku đang triển khai nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn hỗ trợ người tiêu dùng mua sắm. Ảnh: V.T

Chủ động nguồn hàng phục vụ Tết

(GLO)- Nhằm bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trường, không để xảy ra tình trạng khan hàng, tăng giá đột biến trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các doanh nghiệp tại Gia Lai đã chủ động nguồn hàng để phục vụ người tiêu dùng với mức giá bình ổn.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.