Chư Prông phát triển gia trại, trang trại tổng hợp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) có khoảng 1.500 gia trại, trang trại tổng hợp. Các gia trại, trang trại đa dạng các loại cây trồng và vật nuôi trên cùng một diện tích góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập. Từ hiệu quả mang lại, bà con nông dân đã tập trung đầu tư phát triển mô hình kinh tế này.

Xã Ia Phìn hiện có 1.700 hộ/hơn 7.000 khẩu ở 8 thôn, làng, sinh sống bằng nghề làm nông nghiệp, trong đó khoảng 100 hộ đang thực hiện mô hình phát triển kinh tế gia trại, trang trại tổng hợp. Đơn cử như hộ gia đình các ông: Nguyễn Văn Gác (làng Grang), Ngô Văn Tiến (thôn Hoàng Tiên), Nguyễn Duy Khanh (thôn Hoàng Yên), Hoàng Châu Ngọc (thôn Hoàng Ân), Nguyễn Bá Tuệ (thôn Bản Tân), Nguyễn Văn Hương (thôn Hưng Tiến)… Nhiều hộ thâm canh các loại cây trồng và chăn nuôi gia súc, gia cầm trong diện tích từ 3 ha đến hơn 10 ha, tổng thu nhập từ 1 tỷ đồng đến hơn 3 tỷ đồng/năm.

Ông Trần Văn Duân-Chủ tịch UBND xã Ia Phìn-cho biết: “2 năm nay, sầu riêng và chanh dây được mùa, được giá nên bà con mở rộng đầu tư phát triển diện tích và chăm sóc. Xã có khoảng 300 ha chanh dây và gần 500 ha sầu riêng, trong đó có hơn 200 ha sầu riêng đã cho thu hoạch”.

Gia đình ông Phạm Hữu Đương (thôn Hưng Tiến) có gia trại rộng 7,5 ha. Trước năm 2020, gia đình ông chỉ độc canh cây mắc ca, thu nhập bình quân hơn 1 tỷ đồng/năm. 2 năm nay, gia đình ông xen canh đậu phộng, đậu xanh, dứa, chuối và chăn nuôi heo, gà, vịt dưới tán cây mắc ca. Nhờ vậy, thu nhập 1,5 tỷ đồng/năm.

Phấn khởi với kết quả này, ông Đương cho hay: “Làm gia trại tổng hợp tạo điều kiện các loại cây-con cộng sinh, tồn tại, cùng phát triển, vừa tạo thuận lợi cho gia chủ có thêm các khoản thu nhập, gia tăng lợi nhuận, hạn chế rủi ro thường gặp, nhất là tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa”.

Một góc chuồng trại nuôi dê của ông Hoàng Minh Đường (thôn Hòa Bình, xã Bàu Cạn). Ảnh: Hoàng Cư

Một góc chuồng trại nuôi dê của ông Hoàng Minh Đường (thôn Hòa Bình, xã Bàu Cạn). Ảnh: Hoàng Cư

Mô hình phát triển vườn-ao-chuồng tiêu biểu khác là của gia đình ông Hoàng Minh Đường (thôn Hòa Bình, xã Bàu Cạn), được đầu tư bài bản, quy mô. Trong tổng diện tích 15 ha đất đồi, gia đình ông trồng hơn 13 ha cây ăn quả và cỏ để chăn nuôi, xây dựng 4 khu chuồng trại rộng gần 2.000 m2 nuôi hơn 2.000 con dê giống Boer Thái Lan, đào 3 ao rộng khoảng 1.500 m2 nuôi thả cá và tích nước tưới cây trồng, nước uống cho vật nuôi.

“Trang trại phát triển tốt vì có hồ nước mát lành, vườn cỏ xanh tươi, các loại cây ăn quả che chắn gió, các khu chuồng trại nuôi nhốt dê bài bản. Với giá bán 120 ngàn đồng/kg dê hơi tại chuồng, gia đình thu về hơn 1 tỷ đồng vào cuối năm 2021; dự tính thu khoảng 2 tỷ đồng vào cuối năm nay. Ngoài nguồn thu chính từ việc bán dê thịt, gia đình tôi còn có nguồn thu từ cây ăn quả, dê giống, phân dê…”-ông Đường vui vẻ cho biết.

Trao đổi với chúng tôi, bà Siu H’Ler-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chư Prông-khẳng định: “Huyện khuyến khích bà con phát triển mô hình gia trại, trang trại tổng hợp theo quy hoạch, kế hoạch. Mô hình đã mang lại nhiều lợi ích trên cùng một đơn vị diện tích. Nếu cây con này mất mùa, mất giá thì cây con khác thay thế, bổ sung, giảm thiểu rủi ro. Bù qua bù lại, người sản xuất ít phải lo nghĩ về giá cả thị trường, không phải lo sợ mất trắng mùa vụ. Bà con nông dân lại có việc làm quanh năm, yên tâm lao động sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh làm giàu”.

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, hồ tiêu tăng giá giúp bà con nông dân có lợi nhuận khá. Dù vậy, hiện nay, người dân không ồ ạt đầu tư trồng mới mà chỉ trồng dặm tại những trụ hồ tiêu bị chết và trồng xen vào vườn cà phê, cây ăn quả. Đồng thời, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu.

Tỷ lệ cà phê chế biến từ nguồn nguyên liệu trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 23%. Ảnh: V.T

Gia Lai: Tỷ lệ cà phê chế biến đạt hơn 23%

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106.400 ha cà phê, sản lượng 312.050 tấn cà phê nhân. Mỗi năm, sản lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh khoảng 240.000 tấn, chiếm tỷ lệ gần 77%. Trong khi đó, tỷ lệ cà phê chế biến (cà phê bột, rang xay, hòa tan) chỉ đạt hơn 23%. 

Linh hoạt sản xuất vụ mùa thích ứng với diễn biến thời tiết

Linh hoạt sản xuất vụ mùa thích ứng với diễn biến thời tiết

(GLO)- Hiện nay, nông dân các địa phương trong tỉnh đang tập trung xuống giống vụ mùa 2025. Đây là vụ sản xuất chịu nhiều áp lực bởi mưa lũ xuất hiện bất thường. Vì vậy, chủ động điều chỉnh lịch thời vụ và cơ cấu giống cây trồng phù hợp, thích ứng với diễn biến thời tiết là giải pháp trọng tâm.

null