Chư Prông: Huy động nhiều nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Trong 10 năm qua, huyện Chư Prông (Gia Lai) đã huy động nhiều nguồn lực để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM). Đến nay, huyện đã có 6 xã đạt chuẩn và đang nỗ lực để đưa xã Ia Lâu về đích NTM trong năm 2020.
Tập trung hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế
Trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, huyện Chư Prông đặc biệt chú trọng đến việc triển khai các dự án, mô hình phát triển kinh tế để nâng cao đời sống người dân. Chỉ tính từ năm 2019 đến nay, huyện đã triển khai hỗ trợ người dân tái canh cà phê với diện tích 395,95 ha; hỗ trợ 7,8 tấn lúa giống cho xã Ia Lâu và xã Ia Piơr với số tiền hơn 5 tỷ đồng. Đồng thời, huyện cũng đã triển khai mô hình trình diễn trồng bưởi da xanh theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Ia Ga và mô hình trồng cây na Thái Hoàng Hậu tại các xã Ia Vê, Ia Bang cho hơn 20 hộ gia đình với tổng kinh phí gần 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, UBND huyện lồng ghép thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững cho 19 xã với tổng kinh phí hơn 2,3 tỷ đồng; hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại 19 xã với các sản phẩm là mía, lúa, điều, cà phê với tổng số tiền 1,6 tỷ đồng.
Là một trong những người được hỗ trợ trồng xen cây ăn quả trong vườn cà phê, anh Kpuih Thanh (làng Grang, xã Ia Phìn) cho biết: “Gia đình mình được hỗ trợ 45 cây sầu riêng và 60 cây bơ để trồng trong vườn cà phê. Nhờ cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cách chăm sóc, vườn bơ và sầu riêng phát triển rất tốt. Với giá cả như hiện nay, dự kiến mỗi héc ta trồng xen, gia đình mình sẽ thu được khoảng 300 triệu đồng từ cà phê và cây ăn quả”.
Không chỉ triển khai các mô hình phát triển kinh tế, thời gian qua, huyện Chư Prông còn có nhiều giải pháp để tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Cụ thể, 19/19 xã trên địa bàn huyện đang tiếp tục triển khai dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị với tổng kinh phí hơn 1,6 tỷ đồng. Trong đó, các doanh nghiệp thực hiện 11 dự án liên kết với 11 xã, 8 hợp tác xã thực hiện 8 dự án (6 dự án liên kết tiêu thụ sản phẩm cà phê, 1 dự án liên kết tiêu thụ sản phẩm điều, 1 dự án liên kết tiêu thụ sản phẩm lúa). Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 16 hợp tác xã hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp với hơn 5.000 thành viên.
Xây dựng nhiều công trình trọng điểm
Theo dự kiến, năm nay, tổng nguồn vốn lồng ghép để đầu tư xây dựng NTM trên địa bàn huyện Chư Prông là hơn 150 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư phát triển 32 tỷ đồng, vốn sự nghiệp xây dựng NTM 22 tỷ đồng, vốn các chương trình, dự án khác 82 tỷ đồng, vốn huy động từ cộng đồng 21 tỷ đồng. Theo thống kê, ngoài 6 xã đã đạt chuẩn NTM thì còn xã Ia Lâu đạt 14 tiêu chí, xã Ia Kly đạt 12 tiêu chí, xã Ia Piơr đạt 12 tiêu chí, các xã còn lại đạt 8-12 tiêu chí.
 Trường THCS Trần Quốc Tuấn (xã Thăng Hưng) được đầu tư góp phần giúp xã hoàn thành xây dựng NTM. Ảnh: V.H
Trường THCS Trần Quốc Tuấn (xã Thăng Hưng) được đầu tư góp phần giúp xã hoàn thành xây dựng NTM. Ảnh: V.H
Trên cơ sở các nguồn lực được phân bổ, năm nay, huyện sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng nhiều công trình hạ tầng ở các xã nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM, góp phần nâng cao đời sống người dân. Công trình Trường Mầm non bán trú Vành Khuyên (xã Ia Me) là một ví dụ. Trước đây, vì cơ sở vật chất chưa đảm bảo nên các cháu phải học ở các điểm trường cách xa trung tâm như điểm trường Xuân Me, Yên Me. Điều này ảnh hưởng đến việc học tập của các cháu và việc đi lại của phụ huynh. Vì vậy, huyện đang triển khai xây dựng ngôi trường bán trú này với đầy đủ các hạng mục như: nhà học đa năng, phòng ăn, khu vui chơi... Tổng kinh phí đầu tư là 3 tỷ đồng. Ông Phạm Quang Hùng-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Me-cho biết: “Đầu tư xây dựng ngôi trường này không chỉ tạo điều kiện cho việc dạy và học của giáo viên, học sinh mà còn giúp xã hoàn chỉnh tiêu chí giáo dục trong xây dựng NTM”.
Trong năm 2019, UBND huyện Chư Prông đã đầu tư hơn 32 tỷ đồng để xây mới và nâng cấp, sửa chữa 33 km đường giao thông. Cùng với đó, nhiều tuyến giao thông huyết mạch trên địa bàn cũng sẽ được huyện đầu tư xây dựng. Trong đó, tuyến đường liên xã Ia Ga-Ia Lâu được làm mới với kinh phí 70 tỷ đồng từ nguồn vốn dự phòng ngân sách trung ương và tỉnh. Tuyến đường này có chiều dài 12 km, dự kiến khởi công đầu tháng 3 và hoàn thiện vào cuối năm 2020. Chị Trần Thị Hà (thôn Đồng Tâm, xã Ia Ga) cho biết: “Tuyến đường này đã xuống cấp từ lâu. Khi hoàn thành sẽ thuận tiện cho việc đi lại; các mặt hàng nông sản cũng sẽ không bị thương lái ép giá nữa”.
Năm 2019, huyện Chư Prông đã huy động nhân dân đóng góp trên 24 tỷ đồng và hơn 3 ngàn ngày công để xây dựng các công trình công cộng. Năm nay, huyện dự kiến huy động sự đóng góp của nhân dân và các doanh nghiệp khoảng 30 tỷ đồng để xây dựng NTM. Đánh giá về việc huy động các nguồn lực để xây dựng NTM, ông Nguyễn Văn Luyến-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho biết: “Năm nay, chúng tôi tiếp tục lồng ghép các nguồn vốn để xây dựng NTM. Trong đó, ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình, triển khai các dự án để góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Trước mắt, huyện tập trung giúp xã Ia Lâu đạt chuẩn NTM trong năm 2020”.
 VĨNH HOÀNG

Có thể bạn quan tâm

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

(GLO)- Với những giải pháp cụ thể cùng nhiều nguồn lực hỗ trợ, năm 2024, xã vùng 3 Ayun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã giảm được 65 hộ nghèo, 30 hộ cận nghèo. Tuy nhiên đến nay, hộ nghèo, cận nghèo ở xã vẫn chiếm tỷ lệ rất cao nên công tác giảm nghèo bền vững gặp nhiều khó khăn.

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.