Chư Prông hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm 2019, huyện Chư Prông (Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp như: dạy nghề, tạo việc làm, hỗ trợ làm nhà ở, hỗ trợ vốn phát triển sản xuất cho hộ nghèo trên địa bàn. Nhờ đó, công tác giảm nghèo của huyện đã đạt được nhiều kết quả khả quan.

Khơi dậy ý thức vươn lên thoát nghèo

Cuối năm 2019, khi UBND xã Bàu Cạn tiến hành rà soát hộ nghèo trên địa bàn thì có 3 hộ tình nguyện viết đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo. Gia đình bà Siu Hpol (thôn Đoàn Kết) là một trong số đó. Bà chia sẻ: “Nhà mình có 6 khẩu. Dù cuộc sống còn những khó khăn nhưng so với một số hộ trong thôn thì mình vẫn khá hơn. Bởi vậy, mình tự nguyện xin ra khỏi danh sách hộ nghèo để nhường quyền lợi cho các hộ thực sự khó khăn, giúp họ nhanh chóng vươn lên thoát nghèo”.

Không chỉ bà Siu Hpol mà nhiều hộ ở huyện Chư Prông cũng đã làm đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo. Điều này chứng tỏ người dân đã không còn trông chờ ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước mà có ý thức tự vươn lên thoát nghèo. Có được kết quả ấy là nhờ sự tuyên truyền, vận động tích cực của chính quyền, đoàn thể địa phương.

 Bà Siu Hpol (thôn Đoàn Kết, xã Bàu Cạn) đang chăm sóc đàn bò. Ảnh: V.H
Bà Siu Hpol (thôn Đoàn Kết, xã Bàu Cạn) đang chăm sóc đàn bò. Ảnh: V.H



Để công tác giảm nghèo trên địa bàn đạt hiệu quả cao, Ban Thường vụ Huyện ủy đã phân công các Huyện ủy viên theo dõi, giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn; giao các cơ quan, đoàn thể của huyện phụ trách theo dõi, giúp đỡ các làng đồng bào dân tộc thiểu số. Theo đó, các cơ quan, đơn vị thường xuyên cử cán bộ, công chức xuống làng để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân, hướng dẫn, giúp đỡ các hộ nghèo chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để vươn lên thoát nghèo.

Xã biên giới Ia Mơr có 2.439 khẩu, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 65%. Nói về công tác giảm nghèo trên địa bàn, ông Ngô Ngọc Tiến-Chủ tịch UBND xã-cho biết, do đặc thù là xã biên giới nên tỷ lệ hộ nghèo của địa phương tương đối cao. Vì vậy, bên cạnh các giải pháp hỗ trợ, cấp ủy, chính quyền xã đã có nhiều nỗ lực tuyên truyền, vận động người dân nêu cao ý thức chăm chỉ lao động để vươn lên thoát nghèo. Nhờ đó, đến nay xã còn 82 hộ nghèo, chiếm 8,25%, giảm 5,37% so với năm 2018.

Triển khai hiệu quả nhiều chương trình, dự án

Để kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo của địa phương, thời gian qua, huyện Chư Prông đã triển khai nhiều dự án, chương trình đầu tư cho hộ nghèo. Cụ thể, từ nguồn vốn Chương trình 135, huyện đã đầu tư hơn 11 tỷ đồng để xây dựng các công trình phục vụ đời sống, sản xuất của người dân. Cùng với đó, huyện dành 1,9 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới và các thôn, làng đặc biệt khó khăn. Ngoài ra, từ các nguồn vốn khác nhau, huyện đã đầu tư hơn 3 tỷ đồng xây dựng 6 công trình, hỗ trợ 4 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng tại các làng đặc biệt khó khăn.

Nói về hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn, ông Phạm Ngọc Toàn-Bí thư Đảng ủy xã Ia Boòng-cho biết: “Để giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, ngoài việc vận động người dân chăm lo lao động sản xuất thì việc đầu tư các công trình phục vụ dân sinh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Từ năm 2018 đến nay, xã đã được đầu tư hơn 3 tỷ đồng để xây dựng các công trình dân sinh. Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng đã tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng hóa nông sản của người dân thêm thuận lợi, không còn bị tư thương ép giá như trước”.

Trong giai đoạn 2016-2019, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Chư Prông đã đầu tư hơn 30 tỷ đồng để hỗ trợ các hộ nghèo phát triển kinh tế. Trong đó, huyện đã hỗ trợ 330 con bò giống sinh sản, 2.539 kg giống cây lương thực, 148 ngàn tấn phân bón các loại. Ngoài ra, huyện còn hỗ trợ cho 1.200 hộ thuộc 11 xã phát triển các mô hình kinh tế. Trong năm 2019, huyện còn tổ chức được 9 lớp dạy nghề ngắn hạn cho 274 lao động nông thôn. Qua các kênh khác nhau, huyện đã giải quyết việc làm cho hơn 1.520 lao động.

Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp nên năm 2019, công tác giảm nghèo của huyện Chư Prông đã đạt nhiều kết quả khả quan. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 6,89%, giảm 2,32% so với cuối năm 2018; thu nhập bình quân đạt 40 triệu đồng/người/năm. Ông Lê Văn Thân-Phó Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện-cho biết: “Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục tập trung mọi nỗ lực để thực hiện tốt hơn công tác giảm nghèo. Đặc biệt, vào dịp Tết Nguyên đán 2020, huyện sẽ thành lập 8 đoàn công tác và dự trù xuất kinh phí 800 triệu đồng để thăm, tặng quà các gia đình chính sách, các hộ nghèo và thương binh, bệnh binh”.

 VĨNH HOÀNG

Có thể bạn quan tâm

Nghĩa tình nơi biên giới

Nghĩa tình nơi biên giới

(GLO)- Tôi có mấy người bạn thân từ Hà Nội và Quảng Ngãi lên thăm Gia Lai, nguyện vọng của họ là muốn lên biên giới, thăm những người lính Biên phòng. Vậy là mình lại có thêm cái cớ để ngược hướng biên cương.

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

(GLO)- Sau hơn 15 năm thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Chư Sê, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã đoàn kết, chung sức vượt qua mọi khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào.

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

(GLO)- Ngày 29-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã ký Quyết định số 420/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 2 thủ tục hành chính (TTHC) sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực công tác dân tộc thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Ia Pa: Dấu ấn 22 năm

Ia Pa - Dấu ấn 22 năm

(GLO)- Trải qua 22 năm xây dựng và phát triển, cán bộ và đồng bào các dân tộc huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

(GLO)- Ngày 29-4, đoàn y, bác sĩ Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng, Công ty Thiên Phúc Farma, Công ty CPTM Natulife Việt Nam tổ chức chương trình khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà bà con thôn Plei Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện)-thôn kết nghĩa với Sở Y tế Gia Lai.

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

(GLO)- Giữa bạt ngàn đồi núi Tây Nguyên, Pleiku hiện lên như một viên ngọc thô đang dần được mài giũa. Không ồn ào náo nhiệt như TP. Hồ Chí Minh hay cổ kính, trầm mặc như Huế… song Pleiku lại có một sức hút riêng, khiến bất kỳ ai đã đến đây đều không thể quên.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.