Chư Păh quan tâm chăm lo đời sống người cao tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) hiện có gần 6.000 hội viên người cao tuổi (NCT), trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 50%. Hội viên sinh hoạt tại 109 chi hội thôn, làng, trực thuộc 14 tổ chức Hội NCT cấp xã.

Thời gian qua, các cấp Hội trên địa bàn huyện thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, triển khai có hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, nhất là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Từ đó, tạo thêm điều kiện để NCT có không gian hoạt động, thêm yêu đời, sống vui, sống khỏe, sống có ích, đóng góp xây dựng tổ chức Hội và kinh tế-xã hội địa phương.

Nói về sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, tổ chức Hội đối với NCT địa phương, ông Mã Ngọc Tượng-Phó Trưởng ban Đại diện Hội NCT huyện-cho hay: “Nhờ có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm, NCT có thêm điều kiện hoạt động, sinh hoạt, giải trí, tập luyện thể dục thể thao…, sống vui, sống khỏe, sống có ích và góp sức xây dựng quê hương”.

 Ông Nguyễn Tấn Quang (bìa trái) đã có nhiều đóng góp giúp thôn 1 (thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Păh) thêm khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Hoàng Cư
Ông Nguyễn Tấn Quang (bìa trái) đã có nhiều đóng góp giúp thôn 1 (thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Păh) thêm khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Hoàng Cư


Trò chuyện cùng chúng tôi, ông Nguyễn Tấn Quang (thôn 1, thị trấn Phú Hòa) phấn khởi chia sẻ: Nhìn chung, các tổ dân phố, thôn, làng trong thị trấn đang từng ngày đổi mới, tiến bộ nhiều mặt. Nhiều gia đình đầu tư xây dựng nhà cửa khang trang và đóng góp làm đường giao thông, xây dựng khu dân cư xanh-sạch-đẹp, an ninh an toàn. “Bản thân tôi cũng thường xuyên tham gia vận động bà con đoàn kết, xây dựng khu dân cư văn minh, trật tự; chung tay giữ gìn vệ sinh môi trường, góp phần xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh. Làm được như vậy ở tuổi 70 này, tôi vui lắm!”-ông Quang nói.  

Theo bà Nguyễn Thị Chín-Chủ tịch Hội NCT thị trấn Phú Hòa: Ông Nguyễn Tấn Quang là 1 trong hơn 300 hội viên NCT ở thị trấn phát huy tốt vai trò NCT, là tấm gương sáng trong giáo dục và xây dựng hạnh phúc gia đình, đóng góp xây dựng khu dân cư, thị trấn. Cũng theo bà Chín, thời gian qua, được quan tâm tạo điều kiện tham gia sinh hoạt câu lạc bộ văn hóa-văn nghệ, rèn luyện thể dục thể thao nên NCT ở địa phương tránh được nhiều bệnh tật, sống vui, tinh thần phấn chấn.

Đời sống và sinh hoạt của NCT ở xã Ia Mơ Nông cũng được cải thiện nhiều mặt trong những năm qua. Ia Mơ Nông là xã còn lưu giữ nhiều phong tục văn hóa đặc sắc. Ông Rơ Châm Kớp (làng Kép 2) cho biết, cuộc sống của bà con dân làng nay khá giả hơn trước nhiều. Làng được công nhận là làng văn hóa cấp tỉnh. “Gia đình tôi, ai cũng có việc làm ổn định, thu nhập bình quân hơn 500 triệu đồng/năm. Mới đây, gia đình tôi vinh dự được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tặng bằng khen vì có thành tích đặc biệt xuất sắc trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Thời gian qua, tôi cùng với các cụ cao niên trong làng thường xuyên giáo dục con cháu thi đua lao động, tích cực tham gia xây dựng làng văn hóa để thu hút thêm nhiều khách du lịch đến tham quan”-ông Kớp chia sẻ.

Người cao tuổi là trụ cột của gia đình, là nhân tố quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Từ tầm quan trọng đó, huyện Chư Păh đã quán triệt và tích cực triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về NCT, quan tâm chăm sóc, phát huy vai trò của NCT. Ông Nay Kiên-Chủ tịch UBND huyện Chư Păh-nhấn mạnh: “Người cao tuổi là cây cao bóng cả, tích cực hiến kế sách, hiến công của, bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp. Chính vì vậy, địa phương tạo điều kiện tốt nhất để NCT có không gian sinh hoạt, thư giãn, giao lưu, tập luyện thể dục thể thao... Từ đó, NCT phấn khởi, phát huy vai trò giáo dục con cháu giữ gìn gia phong, góp phần xây dựng khu dân cư văn hóa, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng vững mạnh”.

 

HOÀNG CƯ

 

Có thể bạn quan tâm

Chuyện những người làm truyền thông ngành Y

Chuyện những người làm truyền thông ngành Y

(GLO)- Nhằm giúp người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số có kiến thức trong chăm sóc sức khỏe, phòng-chống dịch bệnh, đội ngũ cán bộ truyền thông ngành Y tỉnh Gia Lai đã không quản ngại khó khăn, tiếp cận địa bàn để tuyên truyền, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

Thủ tướng chỉ đạo chi trả chế độ cho cán bộ nghỉ việc do sắp xếp trước 30/6

Thủ tướng chỉ đạo chi trả chế độ cho cán bộ nghỉ việc do sắp xếp trước 30/6

Đối với trường hợp đã có quyết định nghỉ việc thì phải hoàn thành việc giải quyết, chi trả chậm nhất trước ngày 30/6. Cơ quan, đơn vị, cá nhân nào có thẩm quyền mà không giải quyết đúng kế hoạch hoặc để xảy ra tiêu cực sẽ bị xử lý theo quy định của Đảng và pháp luật nhà nước.

Những người tiên phong hiến giọt hồng trao đời sự sống

Những người tiên phong hiến giọt hồng trao đời sự sống

(GLO)- Họ là những tấm gương điển hình trong phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN), không quản ngại khó khăn, sẵn sàng hiến giọt máu hồng trao đời sự sống. Những đóng góp của họ góp phần thúc đẩy phong trào HMTN tại tỉnh Gia Lai ngày càng lan tỏa rộng khắp.

Cả nước có 23 tỉnh, thành không còn nhà tạm, nhà dột nát

Cả nước có 23 tỉnh, thành không còn nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Theo Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, đến nay có thêm 2 địa phương (Hải Dương và Cà Mau) hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát (dự kiến công bố trong tháng 6-2025), nâng tổng số địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát là 23/63 địa phương.

Giải bài toán nguồn nhân lực để tạo đột phá phát triển

Giải bài toán nguồn nhân lực để tạo đột phá phát triển

(GLO)- Phấn đấu đến năm 2030, trên 25% lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ; hàng năm thu hút khoảng 3.000 lao động nông thôn tham gia học nghề ở các cấp trình độ thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp là những mục tiêu quan trọng để giải “bài toán” nguồn nhân lực nhằm tạo đột phá phát triển.

null