Chư Păh: Ký kết quy chế phối hợp công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 31-8, UBND huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông 9 tháng năm 2022 và ký kết quy chế phối hợp giữa Công an huyện với UBND cấp xã trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn huyện.

Từ đầu năm đến nay, được sự quan tâm, chỉ đạo của Ban An toàn Giao thông tỉnh, Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo Ban An toàn giao thông huyện, Công an huyện, các cơ quan, ban, ngành cấp huyện xây dựng, chỉ đạo cùng thực hiện kế hoạch đảm bảo TTATGT gắn với phòng-chống tội phạm trên địa bàn.

Tính từ ngày 15-12-2021 đến ngày 30-8-2022, trên địa bàn huyện đã xảy ra 13 vụ tai nạn giao thông, làm 7 người chết, 7 người bị thương, thiệt hại tài sản trên 72 triệu đồng. Cùng với đó, lực lượng Cảnh sát Giao thông Công an huyện, Công an xã, thị trấn đã tăng cường công tác tuần tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm TTATGT và đã lập biên bản 1.630 trường hợp, xử phạt 1.414 trường hợp với tổng số tiền phạt là 808 triệu đồng; tước quyền giấy phép lái xe 137 trường hợp.

 Ký kết quy chế phối hợp đảm bảo trật tự an toàn giao thông giữa Công an huyện Chư Păh với UBND các xã. Ảnh: Đinh Yến
Ký kết quy chế phối hợp đảm bảo trật tự an toàn giao thông giữa Công an huyện Chư Păh với UBND các xã. Ảnh: Đinh Yến


Tại hội nghị, ông Nguyễn Quang Trường-Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Chư Păh-chỉ đạo: Thời gian tới, Ban An toàn giao thông huyện và các xã, thị trấn, cơ quan, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể tiếp tục bảo đảm tuyệt đối an toàn về an ninh trật tự, đảm bảo cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho Nhân dân. Tăng cường hơn nữa các biện pháp, giải pháp đảm bảo TTATGT gắn với công tác phòng ngừa đấu tranh các loại tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn xã hội tại cơ sở…

Tại hội nghị, Công an huyện Chư Păh tổ chức ký kết quy chế phối hợp công tác đảm bảo TTATGT với UBND cấp xã. Theo đó, các đơn vị sẽ phối hợp thực hiện các nội dung và trách nhiệm về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và vận động quần chúng nhân dân tham gia công tác đảm bảo TTATGT; tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, rà soát, kiến nghị khắc phục các “điểm đen”, điểm tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông và các bất cập trong tổ chức giao thông; chỉ huy, điều khiển giao thông; phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật trên các tuyến giao thông; điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ lực lượng Cảnh sát Giao thông, Công an cơ sở và các lực lượng có liên quan; sơ kết, tổng kết các chương trình, kế hoạch.

Cũng tại buổi ký kết, Công an huyện cùng UBND các xã đã đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quy chế phối hợp trong đảm bảo TTATGT. Qua đó, phấn đấu kiềm chế, kéo giảm tai nạn giao thông và giảm thiểu tối đa các vụ tai nạn giao thông ở các thôn, làng, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm pháp luật trên địa bàn.

 

ĐINH YẾN

 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.

Hội xuân ở xã Tơ Tung. Ảnh: Ngọc Minh

Hội Xuân ở xã Tơ Tung

(GLO)- Hội Xuân văn hóa-thể thao các dân tộc mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 và liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ IV do UBND xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày 7-2 thu hút nhiều người dân và du khách tham gia.