Chọn và thả cá chép đúng cách trong lễ cúng ông Công ông Táo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Việc chọn và thả cá chép đúng cách trong lễ cúng ông Công ông Táo vừa bộc lộ sự thành kính với Táo quân, vừa thể hiện sự tôn trọng với các sinh linh và môi trường.

Chọn và thả cá chép là một phần không thể thiếu của lễ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp. Theo tín ngưỡng dân gian, vào ngày này, Táo quân sẽ cưỡi cá chép về trời để báo cáo các hoạt động của gia đình trong suốt một năm qua với Ngọc Hoàng.

Cá chép không chỉ là phương tiện đưa ông Công ông Táo về trời mà còn là biểu tượng của sự thăng tiến, phát tài và may mắn trong văn hóa dân gian. Hình ảnh cá chép vượt vũ môn hóa rồng cũng nhắc nhở con người về sự kiên trì, bền bỉ để đạt được thành công.

Chọn cá chép cho lễ cúng ông Công ông Táo

Cá chép dâng cúng Táo quân thường là cá chép vàng, vừa có màu sắc đẹp mang ý nghĩa hoàng kim, vừa có kích thước nhỏ, thuận tiện để thực hiện nghi lễ.

Bạn nên chọn những con cá khỏe mạnh, bơi nhanh và linh hoạt để chúng có thể sống sau khi được phóng sinh; tìm những con có màu sắc bóng bẩy, vảy không bị bong tróc, đuôi và vây không bị rách. Tránh chọn những con cá nằm dưới đáy chậu, bơi yếu ớt hoặc có dấu hiệu bất thường vì chúng không đủ khỏe để “vượt vũ môn”, không thể đưa ông Táo về chầu trời, cũng dễ bị chết sau khi được thả.

doi-songdd.jpg
Nên chọn cá khỏe mạnh, bơi nhanh và linh hoạt. (Ảnh: Ngô Nhung)

Số lượng cá chép cần mua cũng là vấn đề khiến nhiều người băn khoăn. Phần lớn các gia đình mua 3 con cá chép để phù hợp với sự tích Táo quân gồm 3 vị (Thổ công, Thổ địa, Thổ kỳ), vừa đủ phương tiện cho các ngài cưỡi về trời. Một số gia đình Phật tử mua nhiều cá hơn vì ngoài mục đích dâng cá chép cho các Táo, họ còn muốn có nhiều sinh linh được phóng sinh.

2doisong.jpg
Các gia đình thường mua 3 con cá chép. (Ảnh: Dung Thu)

Bạn nên mua cá chép vào sát ngày thực hiện lễ cúng, tốt nhất là vào sáng sớm 23 tháng Chạp để đảm bảo cá còn khỏe mạnh sau khi mọi nghi lễ hoàn tất. Nếu mua quá sớm mà không biết cách chăm sóc, cá có thể bị yếu hoặc chết.

Thả cá chép ông Công ông Táo đúng cách

Việc thả cá chép không chỉ dừng lại ở mặt hình thức mà còn mang lại giá trị văn hóa sâu sắc, mọi người cần lưu ý những điều sau:

- Trước khi thả, hãy đảm bảo cá chép được chọn phải là những con khỏe mạnh, bơi lội linh hoạt. Tránh sử dụng cá đã yếu hoặc sắp chết. Nên chọn nơi có môi trường nước sạch như sông, hồ tự nhiên; tránh thả cá ở những nơi nguồn nước ô nhiễm, ít ôxy, làm ảnh hưởng đến sự sống của cá.

- Không nên ném cá từ trên cao xuống, điều này không chỉ gây tổn thương cho cá mà còn thể hiện sự thiếu tôn trọng. Khi thả cá, dùng tay từ từ nghiêng miệng bao hoặc đồ đựng xuống dưới mặt nước để cá có thể tự bơi ra. Tránh chạm tay vào cá vì việc này có thể làm mất lớp màng nhầy bảo vệ trên vảy cá, khiến cá dễ bị nhiễm trùng và chết.

3doisong.jpg
Cá vàng là phương tiện để các Táo về trời. (Ảnh: Đắc Huy)

Khi thả cá, bạn có thể đọc lời cầu nguyện, cầu chúc cho một năm mới tốt lành, bình an, hoặc đọc văn khấn thả cá chép. Sau khi thả cá, cần thu gom túi nylon và vứt đúng nơi quy định. Việc bỏ lại túi nylon hoặc xả rác bừa bãi vào môi trường nước, gây hại cho môi trường và đi ngược lại ý nghĩa tốt đẹp của nghi lễ.

Theo Nhật Thùy (VTC News)

Có thể bạn quan tâm

Ông Kpă Blon (bìa phải) trò chuyện với thanh niên trong làng về việc đảm bảo an ninh trật tự.Ảnh: R.H

“Đầu tàu” của làng Đút

(GLO)- Nhắc đến ông Kpă Blon (SN 1984, làng Đút, xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), ai cũng dành cho ông sự quý trọng. Không chỉ tận tâm hòa giải mâu thuẫn, giữ gìn sự bình yên cho buôn làng, ông còn tích cực hỗ trợ bà con phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.

Y-bác sĩ Bệnh viện Nhi tỉnh động viên chị Siu Bếp (bìa trái, làng O Grưng, xã Ia Ko, huyện Chư Sê) cố gắng cho con nằm viện điều trị. Ảnh: N.N

Điểm tựa cho bệnh nhân nghèo

(GLO)- Chứng kiến những bệnh nhân nghèo, khó khăn không có tiền điều trị, đội ngũ y-bác sĩ tại các bệnh viện trong tỉnh Gia Lai đã không ngần ngại đứng ra giúp đỡ, trở thành điểm tựa cho bệnh nhân an tâm điều trị.

Xã anh hùng vươn mình phát triển

Xã anh hùng vươn mình phát triển

(GLO)- Những ngày tháng 3 lịch sử, chúng tôi về thăm lại xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai. Vùng đất anh hùng năm xưa giờ đây đã “thay da đổi thịt” với những ngôi nhà khang trang mọc lên san sát, điện-đường-trường-trạm kiên cố, đời sống người dân khởi sắc từng ngày.

Nhân lên niềm tự hào dân tộc

Nhân lên niềm tự hào dân tộc

(GLO)- Nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Gia Lai duy trì hoạt động chào cờ, sinh hoạt chính trị dưới cờ vào sáng thứ hai tuần đầu tiên của tháng. Hoạt động này nhằm tuyên truyền, giáo dục, bồi đắp tình yêu Tổ quốc, lòng tự hào dân tộc trong mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Trưởng ban công tác mặt trận làng Nú làm kinh tế giỏi

Trưởng ban công tác mặt trận làng Nú làm kinh tế giỏi

(GLO)- “Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Rơ Lan Xíu còn nhiệt tình, trách nhiệm với công việc được giao và luôn được cộng đồng tin tưởng, tín nhiệm”- Đó là nhận xét của ông Puih Dinh- Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Ia Khai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) về Trưởng ban Công tác mặt trận làng Nú.

Gia Lai: Phối hợp thực hiện cuộc vận động làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Gia Lai: Phối hợp thực hiện cuộc vận động làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành văn bản số 618/UBND-KGVX, ngày 16-3-2025 gửi các sở, ban, ngành của tỉnh về việc phối hợp thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh năm 2025.

Người dân xã Ia Le (huyện Chư Pưh) tham gia trồng rừng gỗ lớn. Ảnh: N.D

Trồng rừng gỗ lớn hướng đi triển vọng

(GLO)- Nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình và chủ rừng trên địa bàn tỉnh GIa Lai đã huy động các nguồn lực để trồng rừng gỗ lớn. Đây là bước đột phá trong phát triển lâm nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gỗ rừng trồng trong những năm tới.