Chợ thị trấn Phú Túc (Krông Pa): Hộ tiểu thương yên tâm kinh doanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Như báo Gia Lai ngày 20-1-2011 đã phản ánh trước quyết định di dời từ khu chợ tạm về chợ mới trước Tết Âm lịch của huyện Krông Pa, Gia Lai không nhận được sự đồng tình của một số hộ kinh doanh. Theo các tiểu thương thì việc di dời trong thời điểm trước Tết là bất hợp lý vì đây là thời điểm “nóng” của việc buôn bán, việc di dời trong thời điểm này sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các tiểu thương.
Song, theo ông Nguyễn Ngọc Thạch-Trưởng ban Quản lý chợ, cho biết: “Để triển khai theo đúng kế hoạch, sau khi đã thông báo trước một tuần ngày dời chợ, thực hiện chỉ đạo cấp trên, Ban Quản lý cương quyết phương án di dời bằng hình thức cắt điện, nước người dân mới chịu dời về khu chợ mới”. Đến nay, sau một tuần đi vào hoạt động, bằng những ưu thế vượt trội về tiện ích sử dụng của khu chợ mới, người kinh doanh đã yên tâm phục vụ bán hàng Tết.
Nhộn nhịp mua bán tại chợ thị trấn Phú Túc (Krông Pa). Ảnh: Hồng Sơn
Nhộn nhịp mua bán tại chợ thị trấn Phú Túc (Krông Pa). Ảnh: Hồng Sơn
Anh Võ Văn Thanh, khu phố 1, thị trấn Phú Túc, chuyên kinh doanh giày dép, hàng khô tại tầng 1 nhận xét: “Đến nay thực sự đã an tâm, vấn đề cháy nổ luôn bị ám ảnh trong thời gian kinh doanh tại khu chợ tạm đã được giải tỏa phần nào. Việc trữ hàng trước kia cũng là một khó khăn vì vấn đề an ninh trong công tác cháy nổ, nhưng bây giờ việc đó đã không còn là nỗi bận tâm”.
Với chị Phạm Thị Châu, chuyên kinh doanh mặt hàng may mặc tại tầng 2, những căng thẳng ban đầu đã được giải tỏa: “Chuyển về chợ mới chỉ sợ ở trên lầu, khách hàng sẽ ngại không ghé thăm hàng. Nhưng sau khi di dời rồi thì mọi lo lắng ban đầu đã tiêu tan. Mọi người vẫn ghé thăm hàng rất đông. Việc bố trí không gian không đến nỗi bất tiện bởi hệ thống cầu thang rộng, không gian khá thoáng, đứng từ dưới vẫn có thể quan sát các gian hàng trên lầu, khách hàng đã đến mua hàng bình thường nên chúng tôi đã có thể yên tâm”.
Nhận định về vấn đề này, ông Trần Văn Mạnh- Chủ tịch UBND huyện Krông Pa cho biết: Việc huyện kiên quyết di dời chợ trước Tết đã được thông qua ý kiến tập thể UBND và Ban Thường vụ Huyện ủy. Về kinh phí, huyện đã mềm dẻo bằng việc chia ra hai đợt đóng tiền đấu giá mặt bằng và việc này diễn ra sau Tết để tạo điều kiện cho người dân kinh doanh vì họ vừa gặp khó khăn trong đợt cháy chợ vừa qua.
Ông Mạnh cho biết thêm: Việc di dời chợ là hoàn toàn hợp lý. Bên cạnh một số thiếu sót của huyện như di dời chậm hơn kế hoạch, chưa thật sự rõ ràng trong việc phân lô, nhà gửi xe chưa đảm bảo… còn gây nên cảnh lộn xộn, nhưng huyện sẽ tiếp tục hoàn chỉnh và khắc phục trong thời gian tới, cả về cơ sở hạ tầng, cảnh quan đô thị, tổ chức nhân sự cũng như việc tiếp tục nâng cấp sắp xếp hợp lý hơn trong các hoạt động kinh doanh của chợ thị trấn Phú Túc (Krông Pa).
Hồng Sơn

Có thể bạn quan tâm

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

Giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%

(GLO)- Cục Hải quan Việt Nam cho biết, trong 15 ngày đầu tháng 4-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 31.224 tấn cao su các loại, trị giá 62 triệu USD (giảm 22,2% về lượng và giảm 2,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024); trong khi giá cao su xuất khẩu tăng gần 31%.

Ưu tiên nguồn lực để phát triển kinh tế xanh

Ưu tiên nguồn lực để phát triển kinh tế xanh

(GLO)- Lời Tòa soạn: Những năm gần đây, Gia Lai chú trọng triển khai các giải pháp phát triển kinh tế xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Để làm rõ hơn về định hướng, mục tiêu của tỉnh, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Ảnh: V.T

Sôi động thị trường bán lẻ trong dịp lễ

(GLO)- Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài tới 5 ngày, là dịp để người dân nghỉ ngơi, vui chơi, mua sắm và cũng được xem là cơ hội lớn kích cầu tiêu dùng. Từ các cửa hàng đến siêu thị, không khí mua sắm khá nhộn nhịp với nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá sâu.